Phát động đợt cao điểm tiêm chủng vắcxin phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

Tính đến ngày 22/6/2022, tỉnh Quảng Trị có tỷ lệ tiêm chủng hoàn thành liều cơ bản cho đối tượng trên 18 tuổi và trẻ em 12-17 tuổi đạt tỷ lệ cao (trên 96%). Tỷ lệ trẻ em 5 đến dưới 12 tuổi đã hoàn thành liều cơ bản (3,56%) và tỷ lệ người trên 18 tuổi được tiêm nhắc lại mũi 3 (69,87%) và mũi 4 (1,78%) đạt tỷ lệ còn thấp, tiến độ triển khai tiêm chủng chậm so với yêu cầu.

Hướng tới một Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông: An toàn, nghiêm túc, minh bạch, khách quan và chất lượng

Năm học 2012-2022, dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp ảnh hưởng nặng nề đến nhiều mặt của đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực giáo dục. Trong điều kiện khó khăn, Ngành Giáo dục và Đào tạo đã chuyển trạng thái hoạt động để ứng phó với dịch Covid-19 nhằm hạn chế tối đa tác động tiêu cực của dịch đến các hoạt động của Ngành, hoàn thành kế hoạch học tập năm học đề ra đảm bảo chất lượng trong đó có việc dạy và học cho khối học sinh lớp 12.

Người làm báo khắc ghi lời Bác dạy

Bác Hồ kính yêu của chúng ta bắt đầu cuộc đời hoạt động cách mạng của mình bằng công việc làm báo. Kể từ bài báo đầu tiên "Quyền của các dân tộc thuộc địa" đăng trên tờ Nhân đạo (Pháp), ngày 18/6/1919 đến bài báo cuối cùng "Thư trả lời Tổng thống Mỹ" đăng trên báo Nhân Dân số ra ngày 25/8/1969, Bác Hồ của chúng ta đã viết hơn 2000 bài báo, gần 300 bài thơ, gần 500 tranh truyện, ký.

Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác đào tạo nghề

Đào tạo nghề có vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị nguồn nhân lực phục vụ quá trình phát triển kinh tế- xã hội. Chính vì vậy, trong quá trình lãnh đạo toàn diện xã hội, Đảng ta hết sức quan tâm, coi trọng công tác này.

Triển khai nhiều hoạt động trong Tháng Công nhân năm 2022

Với phương châm hướng về cơ sở, vì lợi ích đoàn viên, người lao động, trong “Tháng Công nhân”, “Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động” năm 2022; các cấp công đoàn tỉnh Quảng Trị đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa nhằm chăm lo tốt hơn đời sống cho đoàn viên, người lao động.

Dự báo về tốc độ tăng trưởng và kịch bản tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2022

Từ đầu năm 2022 đến nay, công tác phòng, chống dịch Covid-19 của nước ta tiếp tục được triển khai quyết liệt và đồng bộ, trạng thái “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc khôi phục nhiều hoạt động kinh tế. Tăng trưởng kinh tế có nhiều tín hiệu tích cực. GDP quý I/2022 ước tăng 5,03% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn so với mức tăng 4,72% của quý I/2021. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam tiếp tục duy trì tăng trưởng. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa ước 67,37 tỷ USD, tăng 24% so với cùng kỳ năm trước. Tác động của dịch bệnh Covid-19 ngày càng hạn chế khi số ca nhiễm có xu hướng giảm nhanh, các hoạt động kinh doanh cơ bản được khôi phục hoàn toàn, thu nhập của người dân có xu hướng được cải thiện…

Giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình - một số vấn đề cần quan tâm

Gia đình không chỉ là nơi duy trì nòi giống mà còn là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng, giáo dục nhân cách con người, là nơi bảo tồn phát huy truyền thống văn hoá và tạo nguồn nhân lực cho xã hội. Không có gia đình thì cũng không có xã hôị. Mặt khác, sự đầm ấm của mỗi gia đình sẽ là cội nguồn của đồng thuận xã hội. Bởi vậy, mà người xưa dạy “Nước là một cái nhà lớn, Nhà là một cái nước nhỏ”. Điều đó, có thể suy rộng ra rằng củng cố và nâng cao vai trò gia đình là yếu tố quyết định sự phát triển bền vững xã hội.

Cần khắc phục tình trạng ngại phê bình, góp ý trong sinh hoạt chi bộ hiện nay

Tự phê bình và phê bình là quy luật phát triển của Đảng, là phương pháp để giáo dục, rèn luyện đảng viên, là vũ khí sắc bén uốn nắn những lệch lạc trong nhận thức; ngăn chặn suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, nhằm góp phần xây dựng Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh.

Nâng cao chất lượng hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp

Tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND là hình thức chủ yếu để thực hiện việc giữ mối liên hệ chặt chẽ giữa đại biểu với cử tri ở đơn vị bầu ra mình. Đại biểu phải chịu sự giám sát của cử tri, có trách nhiệm thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị của cử tri; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cử tri. Qua hoạt động tiếp xúc cử tri, đại biểu cũng nắm được thực tế việc áp dụng các chính sách pháp luật tại địa phương, cơ sở từ đó có thể đánh giá sự phù hợp, những khó khăn, bất cập của từng chính sách để kịp thời kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh bổ sung cho hợp lý hơn, góp phần xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Nâng cao hiệu quả bảo đảm quyền con người, quyền công dân, góp phần xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng

Hiện nay, có nhiều định nghĩa về quyền con người (hay “nhân quyền” - human rights). Tuy nhiên, từ góc độ khái quát nhất, có thể xem quyền con người là giá trị chung của toàn nhân loại, gắn liền với nhân phẩm, thuộc về mọi cá nhân mà không có bất cứ sự phân biệt đối xử nào dựa trên các cơ sở về chủng tộc, quốc tịch, nơi cư trú, giới tính, nguồn gốc dân tộc, màu da, tôn giáo, ngôn ngữ hoặc bất kỳ cơ sở nào khác. Từ góc độ quan hệ quốc tế, quyền con người được xem là những bảo đảm pháp lý toàn cầu trên các lĩnh vực dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa, nhằm bảo vệ các cá nhân và nhóm trước những hành động hoặc sự bỏ mặc làm tổn hại đến các quyền, tự do cơ bản và nhân phẩm.
Trang 29 trong 145 << < 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 40 70 110 140 > >>
Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Tin tổng hợp

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 872
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 872
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 76430851