Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục lý luận chính trị và sự cần thiết phải học tập lý luận chính trị hiện nay 

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên. Theo Người, cán bộ là những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành, đồng thời cũng đem tình hình của quần chúng báo cáo cho Đảng, Chính phủ để đặt chính sách cho đúng. Cán bộ là gốc của mọi công việc, muôn việc thành công hay thất bại là do cán bộ tốt hay kém. Do đó, Người khẳng định huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng. Người khẳng định vai trò to lớn của lý luận đối với cách mạng: “Không có lý luận cách mệnh thì không có cách mệnh vận động... Chỉ có theo lý luận cách mệnh tiền phong, đảng cách mệnh mới làm nổi trách nhiệm cách mệnh tiền phong”.

Sớm nhìn thấy vai trò của công tác giáo dục lý luận chính trị, Người chỉ rõ: “Tất cả các đảng viên phải cố  gắng học tập, coi việc học tập lý luận chính trị là nhiệm vụ quan trọng của mình”[1]. Với Hồ Chí Minh, đối tượng học tập lý luận chính trị trước hết là cán bộ, đảng viên, hội viên các đoàn thể, cán bộ các ngành chuyên môn của chính quyền. Theo Người, cán bộ là những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành, đồng thời cũng đem tình hình của quần chúng báo cáo cho Đảng để đặt chính sách cho đúng. Cán bộ là gốc của mọi công việc. Do đó, Người khẳng định huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng. Người cho rằng, công tác giáo dục lý luận chính trị của Đảng tiên phong phải đạt trình độ tiên phong: “Đảng muốn vững phải có chủ nghĩa làm cốt, trong Đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam”[2].

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, giáo dục lý luận chính trị gồm các nội dung chủ yếu:

Một là, giáo dục lý luận Chủ nghĩa Mác - Lê-nin. Có thể nói, tư tưởng giáo dục lý luận chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh là sự kế thừa, tiếp thu có chọn lọc, sáng tạo từ các tiền đề: 1) Chủ nghĩa yêu nước, truyền thống văn hóa, giáo dục và tinh thần nhân ái Việt Nam; 2) Triết lý giáo dục phương Đông, đặc biệt là triết lý nhân sinh của Nho, Phật, Lão; 3) Những tư tưởng tiến bộ thời kỳ cận đại. Nhưng tiền đề quan trọng nhất, cái tạo nên sự phát triển về chất trong tư tưởng giáo dục lý luận chính trị Hồ Chí Minh là Chủ nghĩa Mác - Lê-nin.

Hai là, giáo dục các chuẩn mực đạo đức cách mạng và các nguyên tắc rèn luyện các chuẩn mực đó. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, với người cách mạng trước hết phải giác ngộ đạo đức cách mạng. Phải có cái đức để đi đến cái trí; khi đã có cái trí, thì cái đức chính là cái để người cách mạng giữ vững được chủ nghĩa mình theo, lý tưởng mình chọn, con đường mình đi.

Ba là, giáo dục đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đây là những nội dung không chỉ mang tính chất định tính trong nhận thức lý luận cho cán bộ, đảng viên mà còn định hướng, hướng dẫn cho cán bộ, đảng viên hành động; cũng chính là một biểu hiện của nội dung gắn liền lý luận với thực tiễn, học đi đôi với hành. Bởi đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước là sự quán triệt, vận dụng của Chủ nghĩa Mác - Lê-nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh vào điều kiện cụ thể của Việt Nam. Người viết: “Những chính sách và nghị quyết của Đảng đều vì lợi ích của nhân dân. Vì vậy, đạo đức cách mạng của người đảng viên là bất kỳ khó khăn đến mức nào cũng kiên quyết làm đúng chính sách và nghị quyết của Đảng”[3].

Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng chỉ ra phương châm giáo dục lý luận chính trị. Theo Người, giáo dục lý luận chính trị phải:

Gắn lý luận với thực tiễn, học đi đôi với hành. Mối quan hệ qua lại giữa lý luận và thực tiễn là phản ánh mối quan hệ quá trình nhận thức biện chứng thực tế khách quan, từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn. Thực tiễn là nguồn gốc, là cơ sở, là động lực của lý luận. Thực hiện phương châm học đi đôi với hành đòi hỏi phải thống nhất nhận thức: việc giáo dục lý luận phải nhằm đạt được mục đích. Bởi vậy, với mỗi khóa học, lớp học, cơ sở đào tạo phải có kế hoạch gắn nội dung học tập với tham quan thực tế, phải khai thác kinh nghiệm thực tiễn của các đơn vị đến tham quan, nghiên cứu thông qua người học. Phải kiên quyết chống bệnh hình thức, đi thực tế theo lối “cưỡi ngựa xem hoa” như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra. Trong kế hoạch nghiên cứu thực tiễn cần mạnh dạn tới những nơi được coi là có nhiều vấn đề đòi hỏi lý luận lý giải.

Bảo đảm thống nhất giữa tính đảng, tính khoa học. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định, trong giáo dục lý luận chính trị đòi hỏi phải tuyệt đối phải trung thành với Chủ nghĩa Mác - Lênin. Xa rời nền tảng lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin sẽ rơi vào chủ nghĩa giáo điều và xét lại. Thực hiện phương châm này, đòi hỏi những người làm công tác giáo dục lý luận chính trị chẳng những phải vững vàng, sâu sắc về lý luận mà còn phải có quá trình hoạt động thực tiễn phong phú và thường xuyên cập nhật  kiến thức mới, có ý thức khắc phục và khắc phục bằng được lối dạy chay, thoát ly thực tế.

Kết hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội. Việc kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong giáo dục được xem là vấn đề có tính nguyên tắc bảo đảm cho mọi hoạt động giáo dục có điều kiện đạt hiệu quả tốt. Sự phối hợp chặt chẽ giữa ba môi trường trên sẽ bảo đảm được sự thống nhất trong nhận thức cũng như trong hành động của giáo dục lý luận chính trị, thúc đẩy quá trình hoàn thiện nhân cách cán bộ.

Để nâng cao chất lượng hiệu quả công tác giáo dục lý luận chính trị, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh cần đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng dạy học của người thầy trong giáo dục lý luận chính trị.

Đất nước ngày càng đối mới và phát triển cùng với bước đi chung của nhân loại nhưng không vì thế mà công tác giáo dục lý luận chính trị bị xem là lỗi thời. Thực tế chứng minh rằng, đất nước càng đổi mới thực chất là càng trở về với tư tưởng Hồ Chí Minh.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về phương châm, chiến lược, mục đích, nội dung, phương pháp giáo dục - đào tạo con người luôn soi sáng sự nghiệp trồng người ở Việt Nam. Tư tưởng đó không chỉ là cơ sở lý luận cho việc xác định chiến lược đào tạo con người, chủ trương, đường lối chỉ đạo phát triển nền giáo dục Việt Nam của Đảng ta qua các thời kỳ cách mạng, mà còn là những bài học, những kinh nghiệm thực tiễn giáo dục hết sức sinh động, thiết thực và hiệu quả đối với công tác giáo dục lý luận chính trị hiện nay.

Vận dụng tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục lý luận chính trị và sự cần thiết, cấp bách phải nâng cao hơn nữa công tác giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên trong giai đoạn Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng công tác giáo dục lý luận chính trị của Đảng trong những năm qua, Đại hội XIII của Đảng nêu lên nhiệm vụ, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác giáo dục, bồi dưỡng lý luận chính trị: “Đổi mới căn bản nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục lý luận chính trị theo hướng khoa học, sáng tạo, hiện đại và gắn lý luận với thực tiễn, đưa việc bồi dưỡng lý luận chính trị cập nhật kiến thức mới cho cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt các cấp đi vào nền nếp, nâng cao chất lượng, hiệu quả và phù hợp với từng đối tượng”[5]. Một điểm mới quan trọng trong phương hướng nâng cao hiệu quả công tác giáo dục lý luận chính trị được Đại hội XIII của Đảng nêu ra là “Kết hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa học tập lý luận với rèn luyện, thử thách cán bộ trong thực tiễn để nâng cao bản lĩnh chính trị; khắc phục tình trạng ngại học, lười học lý luận chính trị trong cán bộ, đảng viên”.hiện nay, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng nêu rõ: “Công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị được đổi mới cả về nội dung và phương pháp; tăng cường quản lý, kỷ luật trong giảng dạy, học tập; chất lượng đào tạo, bồi dưỡng được nâng lên; từng bước khắc phục tình trạng lười học, ngại học lý luận chính trị, dạy và học hình thức”. Tuy nhiên, Đại hội cũng chỉ ra một số hạn chế trong công tác giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên là “việc giáo dục tư tưởng, chính trị cho cán bộ, đảng viên chưa thường xuyên, một bộ phận đảng viên chưa nắm được chủ trương, đường lối của Đảng. Việc học tập lý luận chính trị tuy có nhiều cố gắng, nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu”. Những hạn chế, tồn tại trong công tác giáo dục lý luận chính trị, là một trong những nguyên nhân làm cho “một bộ phận cán bộ, đảng viên bản lĩnh chính trị không vững vàng, suy thoái về tư tưởng chính trị, còn hoài nghi, mơ hồ về mục tiêu, lý tưởng của Đảng và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta; một số ít hoang mang, dao động, mất lòng tin; cá biệt còn phủ nhận chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối đổi mới của Đảng”[4]. Châu Minh

 

[1] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2002, t.3, tr.117

[2] Hồ Chí Mình: Sđd, t.2, tr.268

[3] Hồ Chí Minh: Sđd, t.11, tr.95.

[4] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb CTQG, Hà Nội, 2021, tr 168.

[5] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb CTQG, Hà Nội, 2021, tr 236.

563 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Tin tổng hợp

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 460
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 460
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 87651043