Từ “Lời kêu gọi thi đua ái quốc” đến phong trào thi đua yêu nước ở Quảng Trị hiện nay

Cách đây 75 năm, khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đang ở giai đoạn gay go, quyết liệt, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc, kêu gọi toàn dân tích cực thi đua diệt giặc đói, giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm, để công cuộc kháng chiến, kiến quốc giành thắng lợi... Từ đó đến nay, Lời kêu gọi thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành nền tảng, động lực để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tích cực đoàn kết, phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, gian khổ để làm nên những thắng lợi vĩ đại trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc cũng như xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Tư tưởng chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954

Chiến thắng Điện Biên Phủ “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” là trang sử vàng chói lọi trong cuộc đấu tranh giành độc lập của dân tộc Việt Nam nói chung và của nhân dân các nước nước thuộc địa trên toàn thế giới ở thế kỷ 20. Một trong những yếu tố quan trọng góp phần làm lên sự kiện lịch sử trọng đại này là sự chỉ đạo sáng suốt và đúng đắn về phương hướng tác chiến cùng sự động viên quân dân rất kịp thời của Trung ương Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Đồng chí Trần Phú, Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng

Đồng chí Trần Phú sinh ngày 01/5/1904, quê ở xã Việt Yên, nay là xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh, Một vùng đất giàu truyền thống văn hóa, cách mạng.

Từ hội nghị Paris đến khúc khải hoàn đất nước

Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đã kết thúc thắng lợi bằng cuộc tấn công và nổi dậy mùa xuân năm 1975. Đây là thắng lợi vĩ đại của sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội trong thế kỷ XX do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, là trang sử hào hung và mốc son chói lọi trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc ta là cuộc chiến tranh cứu nước dài ngày nhất, ác liệt nhất, đã trải qua 5 giai đoạn chiến lược, mỗi giai đoạn có nội dung chiến lược riêng, phản ánh sự phát triển của cuộc kháng chiến, đánh dấu sự chuyển biến về chất của cục diện chiến tranh, để cuối cùng thực hiện bước quyết định giành thắng lợi hoàn toàn.

THÔNG CÁO BÁO CHÍ VỀ VIỆC TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG LỄ HỘI THỐNG NHẤT NON SÔNG VÀ KHAI TRƯƠNG MÙA DU LỊCH QUẢNG TRỊ NĂM 2023

Năm 2023 là năm thứ ba thực hiện Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII; Nhằm khơi dậy niềm tự hào của cán bộ, đảng viên và Nhân dân trong tỉnh, phát huy truyền thống cách mạng anh hùng, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, quyết tâm thực hiện thắng lợi Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 05 năm (2021-2025) của tỉnh. UBND tỉnh Quảng Trị đã ban hành Kế hoạch số 81/KH-UBND ngày 14/4/2023 về việc tổ chức Lễ hội Thống nhất non sông và Khai trương mùa du lịch Quảng Trị năm 2023. Đây là hoạt động thiết thực chào mừng Kỷ niệm 48 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2023); 51 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị (01/5/1972 - 01/5/2023) và nhằm kích cầu, phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh. Lễ hội Thống nhất non sông và Khai trương mùa du lịch Quảng Trị năm 2023 gồm các hoạt động sau:

Tổng Bí thư Hà Huy Tập, người chiến sĩ cách mạng trung kiên, nhà tư tưởng lý luận xuất sắc của Đảng ta

Tổng Bí thư Hà Huy Tập sinh ngày 24/4/1906 trong một gia đình nhà nho yêu nước ở làng Kim Nặc, tổng Thổ Ngọa, nay là xã Cẩm Hưng, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh, người chiến sĩ cách mạng trung kiên, nhà tư tưởng lý luận xuất sắc của Đảng ta.

Phát huy tinh thần đại thắng mùa xuân 1975

Gần nửa thế kỷ, kể từ 11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975, lá cờ đỏ sao vàng phấp phới tung bay trên nóc dinh Độc Lập, báo hiệu cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 của quân và dân ta đã toàn thắng, miền Nam hoàn toàn được giải phóng, non sông ta liền một dải! Cả nước hân hoan mừng chiến thắng - một cột mốc vinh quang trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.

Cảnh giác trước những “chiêu trò” của các thế lực thù địch trên lĩnh vực văn học – nghệ thuật

Nếu như văn hóa là nền tảng tinh thần xã hội, là sức mạnh nội sinh của đất nước, thì văn học - nghệ thuật là nhu cầu thiết yếu thể hiện khát vọng chân - thiện - mỹ của con người, là một trong những nguồn lực to lớn, trực tiếp góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Theo suốt chiều dài lịch sử, văn học - nghệ thuật đã đồng hành cùng công cuộc trường chinh của dân tộc, khích lệ, cổ vũ tinh thần yêu nước của quân và dân ta, đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển đất nước, con người Việt Nam. Tuy nhiên, đây cũng là một trong những lĩnh vực mà các thế lực thù địch, phản động cùng những phần tử cơ hội thường xuyên lợi dụng để chống phá công cuộc xây dựng và phát triển đất nước của chúng ta.

Tư tưởng của đồng chí Lê Duẩn về xây dựng văn hóa và con người Việt Nam

Đồng chí Lê Duẩn là một chiến sĩ cộng sản kiên cường, một nhà lãnh đạo kiệt xuất của Đảng và Nhân dân ta, người học trò lỗi lạc, tuyệt đối trung thành, kế tục xuất sắc lý tưởng và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Với 79 tuổi đời, gần 60 năm hoạt động cách mạng, 26 năm giữ cương vị Bí thư thứ nhất, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, đồng chí đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc, cho tự do, hạnh phúc của Nhân dân và cho lý tưởng cộng sản chủ nghĩa…

Những chỉ đạo của đồng chí Lê Duẩn tác động đến phong trào cách mạng ở Quảng Trị trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975)

Quảng Trị trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước nằm ở địa đầu giới tuyến của Việt Nam Cộng hòa, sát với miền Bắc xã hội chủ nghĩa, là chiến trường đặc biệt quan trọng, một trong những nơi đụng đầu quyết liệt giữa lực lượng cách mạng và lực lượng phản cách mạng. Đối với Mỹ và chính quyền tay sai Việt Nam Cộng hòa, miền Nam Việt Nam là tiền đồn ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản lan xuống khu vực Đông Nam Á. Vì vậy, tại Quảng Trị, Mỹ và ngụy quyền Việt Nam Cộng hòa đã thiết lập một hệ thống chính trị - quân sự mạnh để chặn đứng sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam, khi cần thiết sẽ “lấp sông Bến Hải” tiến công ra miền Bắc. Đối với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Quảng Trị trong thời gian dài là “khu đệm”, có nhiệm vụ giữ gìn hòa bình, bảo vệ tuyến đầu miền Bắc xã hội chủ nghĩa, đồng thời là địa bàn để miền Bắc thực hiện các hoạt động chi viện cho miền Nam.
Trang 12 trong 73 << < 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 40 70 > >>
Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.
Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 1012
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 1012
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 76866390