Tổng Bí thư Hà Huy Tập, người chiến sĩ cách mạng trung kiên, nhà tư tưởng lý luận xuất sắc của Đảng ta 

Tổng Bí thư Hà Huy Tập sinh ngày 24/4/1906 trong một gia đình nhà nho yêu nước ở làng Kim Nặc, tổng Thổ Ngọa, nay là xã Cẩm Hưng, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh, người chiến sĩ cách mạng trung kiên, nhà tư tưởng lý luận xuất sắc của Đảng ta.

Sau khi tốt nghiệp Trường Quốc Học Huế với tấm bằng hạng ưu, đồng chí Hà Huy Tập được bổ vào dạy tại trường tiểu học Pháp-Việt, thuộc thị trấn Nha Trang. Năm 1926 chuyển về dạy ở Trường Cao Xuân Dục, thành phố Vinh và tham gia hoạt động trong tổ chức Hội Phục Việt (sau đổi thành Hội Hưng Nam).

Trước sự phát triển của Hội Hưng Nam, trong đó có vai trò to lớn của đồng chí Hà Huy Tập, chính quyền thực dân Pháp đã tìm mọi cách để cách ly đồng chí ra khỏi phong trào công nhân. Về phía ta, nhận rõ âm mưu của địch đã kịp thời chuyển đồng chí Hà Huy Tập vào Sài Gòn để hoạt động. Tại đây đồng chí đã cùng với một số đồng chí trong Hội sáng lập ra Kỳ Bộ Việt Nam Cách mạng Đảng ở Nam Kỳ do đồng chí Nguyễn Mạnh Kiên làm Bí thư, đồng chí Hà Huy Tập làm thư ký. Tháng 12/1928, được Quốc tế Cộng sản cử sang học tại trường Đại học Phương Đông (Liên Xô). Giữa năm 1933, Hà Huy Tập bí mật về Trung Quốc, bắt liên lạc với Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai và một số đồng chí  khác lập ra Ban chỉ huỷ ở ngoài (do Lê Hồng Phong làm thư ký và Hà Huy Tập làm uỷ viên  phụ trách tuyên truyền cổ động) nhằm khôi phục lại các tổ chức Đảng trong nước bị địch phá vỡ sau cao trào cách mạng 1930-1931 và chuẩn bị mọi mặt cho Đại hội lần thứ nhất của Đảng.

Tại  Đại hội lần thứ nhất của Đảng (tháng 3-1935) đồng chí Hà Huy Tập chủ trì và đọc báo cáo chính trị . Đại hội đã bầu BCH và Ban thường vụ Trung ương gồm 5 người do đồng chí Lê Hồng Phong làm Tổng Bí thư, đồng chí Hà Huy Tập làm Thư ký Ban chỉ huy ở ngoài. Trên thực tế, do đồng chí Lê Hồng Phong bận đi dự Đại hội VII Quốc tế Cộng sản, nên trọng trách lãnh đạo cách mạng trong thời gian này đồng chí Hà Huy Tập đảm nhiệm.

Tháng 7/1936, Trung ương đã phân công đồng chí Hà Huy Tập về nước tổ chức lại BCH Trung ương mới và khôi phục các tổ chức Đảng trong nước. Ngày 12/10/1936, Đồng chí Hà Huy Tập triệu tập Hội nghị cán bộ; tại Hội nghị này đồng chí chính thức được bầu làm Tổng Bí thư của Đảng.

Tháng 5/1938, Tổng Bí thư Hà Huy Tập bị địch bắt do và đưa về giam ở Khám lớn, Sài Gòn. Ngày 24/5/1938, phiên tòa tiểu hình tại Sài Gòn xét xử Hà Huy Tập đã tuyên án 2 tháng tù giam và 5 năm cấm cư trú tại Nam Kỳ, trục xuất về quê quản thúc. Ngày 30/3/1940, Hà Huy Tập bị bắt lại và đưa vào Nam Kỳ để xét xử. Ngày 03/4/1941, Tòa án binh Sài Gòn đưa Hà Huy Tập và những người chúng bắt được trong cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ ra xét xử và tuyên án tử hình, giam ở xà lim chém. Ngày 25/10 năm đó, Hà Huy Tập bị thực dân Pháp xử tuyên án 5 năm tù giam và ngày 28/8/1941, ông bị chính quyền Pháp xử bắn cùng với một số nhà cách mạng khác như: Nguyễn Hữu Tiến, Võ Văn Tần, Nguyễn Thị Minh Khai… Bức thư cuối cùng ông gửi cho gia đình viết:  “Nếu tôi phải bị chết… thì gia đình và bạn hữu chớ xem tôi như là người chết mà phải buồn; trái lại, nên xem tôi như là người còn sống, nhưng đi vắng một thời gian vô hạn… mà thôi”.

35 năm tuổi đời, 16 năm hoạt động cách mạng, gần 2 năm làm Tổng Bí thư của Đảng, đồng chí Hà Huy Tập đã có nhiều đóng góp to lớn cho Đảng và cách mạng Việt Nam.

Trong thời gian làm Tổng Bí thư của Đảng, đồng chí Hà Huy Tập đã tận dụng được những thời cơ, tích cực lăn lộn trong phong trào quần chúng, móc nối với các tổ chức Đảng trong nước sớm hình thành được BCH; tổng kết tình hình, đề xuất nhiều chủ trương, biện pháp quan trọng, lãnh đạo, đưa phong trào đấu tranh cách mạng tiến lên những bước mới. Đến trước Hội nghị Trung ương tháng 3-1938, Đảng ta dưới sự lãnh đạo của BCH Trung ương do đồng chí đứng đầu đã khôi phục được các cơ quan lãnh đạo của cả ba Xứ uỷ và nhiều Tỉnh uỷ ở các địa bàn trọng điểm trong cả nước, tạo cơ sở về tổ chức và lực lượng để Đảng ta vững bước tiến lên trong các giai đoạn sau”. Vốn là người say mê nghiên cứu lý luận Mác-Lênin, ngay từ khí đang học tại trường Đại học Phương Đông (Liên Xô), đồng chí đã say mê nghiên cứu các tác phẩm kinh điển của C.Mác - Ph.Ăng ghen, V.I Lênin, các văn kiện của Quốc tế Cộng sản và Đảng cộng sản Liên Xô; đồng chí đã viết nhiều bài gửi tạp chí Bôn-sơ-vich, cơ quan lý luận của Đảng cộng sản Pháp và biên soạn nhiều tài liệu khác. Đồng chí từng là Tổng Biên tập Tạp chí Bôn-sơ -vích.

Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Hà Huy Tập đã hiến dâng trọn đời cho sự nghiệp vẻ vang của Đảng, của dân tộc.

Kỷ niệm 117 năm ngày sinh của Tổng Bí thư Hà Huy Tập là dịp để chúng ta hiểu sâu hơn thân thế và sự nghiệp của đồng chí; bày tỏ sự ngưỡng mộ một nhà lãnh đạo tài ba của Đảng và nhân dân ta, một nhà tư tưởng, lý luận xuất sắc, một chiến sĩ cộng sản trong sáng, có cuộc đời và sự nghiệp đấu tranh vô cùng phong phú, oanh liệt vẽ vang. Đồng thời nguyện đoàn kết, phấn đấu vựợt qua khó khăn thách thức quyết tâm đưa đất nước ta “Đến năm 2025, kỷ niệm 50 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước: là nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp. Đến năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng: là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao. Đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng  hòa, nay là nước Cộng  hòa  xã  hội  chủ  nghĩa Việt  Nam: trở thành nước phát triển, thu nhập cao”[1].

Trí Ánh


[1] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, tập I, tr.112.

256 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.
Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 771
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 771
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 87231782