GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2021 – 2030

Những năm qua, tỉnh Quảng Trị đã chỉ đạo, điều hành tổ chức thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính (CCHC) giai đoạn 2011-2020. Tỉnh ủy, HĐND, UBND đã ban hành hơn 150 văn bản để chỉ đạo, điều hành thực hiện các nhiệm vụ CCHC.

XỬ LÝ ĐỐI VỚI HÀNH VI TỐ CÁO SAI SỰ THẬT – TỪ LÝ LUẬN ĐẾN THỰC TIỄN

Tố cáo là quyền của công dân được pháp luật quy định, đảm bảo phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; là cơ sở để đấu tranh với các hiện tượng tiêu cực, tham nhũng, nhũng nhiễu Nhân dân, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhà nước, tập thể và của cá nhân. Tuy nhiên, một số cá nhân lại lợi dụng quyền tố cáo để vu khống, tố cáo sai sự thật vì mục đích, động cơ cá nhân; làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín, danh dự của cá nhân, tổ chức bị tố cáo, gây phức tạp tình hình ANTT tại địa phương.

XỬ LÝ MỘT SỐ VƯỚNG MẮC CỦA PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI – TỪ THỰC TIỄN CÔNG TÁC

Khiếu nại là một trong những quyền cơ bản của công dân đã được ghi nhận tại Hiến pháp năm 2013: “Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân.” Luật Khiếu nại năm 2011 được Quốc hội khóa XIII thông qua tại kỳ họp thứ 2 ngày 11/11/2011, đã tạo khung pháp lý quan trọng để đảm bảo thực hiện quy định của Hiến pháp về quyền khiếu nại cũng như trách nhiệm giải quyết khiếu nại của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, góp phần phát huy dân chủ, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

GIẢI PHÁP NHẰM TIẾP TỤC NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG, LÝ LUẬN CỦA ĐẢNG TRONG TÌNH HÌNH MỚI HIỆN NAY

Công tác tư tưởng, lý luận là một bộ phận cấu thành đặc biệt quan trọng trong toàn bộ hoạt động của Đảng; có ý nghĩa quyết định bảo đảm cho Đảng có nền tảng tư tưởng vững chắc, có chủ trương, đường lối, cương lĩnh chính trị, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội được xây dựng trên cơ sở khoa học, phù hợp với quy luật vận động của xã hội và hợp lòng dân.

Đổi mới điều tra dư luận xã hội phù hợp với tình hình dịch bệnh COVID-19

Điều tra Dư luận xã hội là công việc thường niên của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Trị, hàng năm, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức từ 2-3 đợt điều tra. Năm nay, trong thời gian chuẩn bị tiến hành điều tra đợt 1, tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp ở trong nước cũng như trong tỉnh. Để vừa đảm thực hiện công tác phòng, chống dịch COVID-19, vừa đảm bảo thực hiện hiệu quả nhiệm vụ chuyên môn, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã nghiên cứu đổi mới hình thức điều tra Dư luận xã hội từ thực địa sang thực hiện điều tra trực tuyến (online) nhằm thu thập, khảo sát thông tin của người dân về một số vấn đề liên quan đến chủ đề nghiên cứu.

TIẾP TỤC ĐỔI MỚI, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN MIỆNG TRONG TÌNH HÌNH MỚI HIỆN NAY

Công tác tư tưởng là một bộ phận cấu thành đặc biệt quan trọng trong toàn bộ hoạt động của Đảng. Để tiến hành công tác tư tưởng, Đảng ta sử dụng nhiều kênh, nhiều công cụ, phương pháp tuyên truyền. Trong đó, tuyên truyền miệng qua hoạt động của báo cáo viên, tuyên truyền viên được Đảng ta xác định là công cụ quan trọng hàng đầu nhằm tuyên truyền, giáo dục về đường lối, chính sách, truyền bá những chủ trương, quan điểm của Đảng, đưa tiếng nói của Đảng đến quần chúng nhân dân. Hiện nay, công tác tuyên truyền miệng và hoạt động báo cáo viên được xác định là vũ khí sắc bén, kịp thời đấu tranh chống âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, phê phán các quan điểm sai trái nhằm góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, là cầu nối giữa Đảng và Nhân dân.

GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THAM MƯU CỦA VĂN PHÒNG CẤP ỦY CƠ SỞ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Văn phòng cấp ủy cơ sở là bộ phận trong tổ chức bộ máy các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy cơ sở; giúp cấp ủy thực hiện nhiệm vụ công tác văn phòng cấp ủy, trực tiếp giúp cấp ủy cơ sở tổ chức, điều hành công việc lãnh đạo hàng ngày. Có thể coi văn phòng cấp ủy cơ sở là “bộ óc thứ hai” của cấp ủy cơ sở. Nhìn vào cách tổ chức, chất lượng của đội ngũ cán bộ và hoạt động của văn phòng cấp uỷ cơ sở có thể khẳng định được chất lượng hoạt động của cấp uỷ cơ sở.

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG SINH HOẠT THEO CÁC TIÊU CHÍ: GIẢI PHÁP QUAN TRỌNG NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SINH HOẠT CHI BỘ HIỆN NAY

Thực hiện Kết luận số 18-KL/TW, ngày 22/9/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TW của Ban Bí thư khóa X về nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ trong tình hình mới, Hướng dẫn số 12-HD/BTCTW, ngày 06/07/2018 của Ban Tổ chức Trung ương về Một số vấn đề về nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị đã ban hành Quy định số 31-QĐ/TU, ngày 17/7/2019, quy định về tiêu chí đánh giá chất lượng sinh hoạt chi bộ, nhằm quy định về nguyên tắc và các tiêu chí đánh giá chất lượng sinh hoạt thường kỳ của các loại hình chi bộ. Đến nay, sau hơn 2 năm triển khai thực hiện, việc áp dụng tiêu chí đánh giá từng bước khẳng định là một trong những giải pháp hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ trên địa bàn tỉnh.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH Ở TỈNH QUẢNG TRỊ

Trong những năm qua, công tác cải cách hành chính luôn được Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh, các ngành, các cấp trên địa bàn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện. Quán triệt, triển khai các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về cải cách hành chính, cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp đã ban hành hàng trăm văn bản về cải cách hành chính; tổ chức nhiều hội nghị quán triệt, triển khai các văn bản của trung ương cũng như địa phương. Nhờ vậy, nhận thức của đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân về cải cách hành chính ngày càng nâng cao. Công tác cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh sau 10 năm thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020 đạt được nhiều kết quả quan trọng.

HOÀN THIỆN THỂ CHẾ ĐỐI VỚI NHỮNG NGƯỜI HOẠT ĐỘNG KHÔNG CHUYÊN TRÁCH CẤP XÃ GÓP PHẦN XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG VỮNG MẠNH

Những người hoạt động không chuyên trách (KCT) cấp xã là đội ngũ dự bị, nguồn quan trọng để bổ sung, hoàn thiện đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã; là lực lượng luôn song hành cùng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trong việc làm “cầu nối” giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân, trực tiếp tham gia vào các hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở và có nhiều đóng góp quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Trang 14 trong 43 << < 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 20 40 > >>
Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Thông tin hướng dẫn, trao đổi nghiệp vụ

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 987
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 987
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 86997819