Vinh dự “đi trước mở đường”

Công tác Tuyên giáo là một bộ phận cấu thành đặc biệt quan trọng trong toàn bộ hoạt động của Đảng nhằm xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, đạo đức, truyền bá chủ nghĩa Mác- lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; tập hợp, quy tụ và khơi dậy tinh thần yêu nước, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc để thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Nâng cao chất lượng hiệu quả công tác tuyên giáo, góp phần phát triển kinh tế, xã hội địa phương

Công tác tuyên giáo của Đảng luôn được xác định là một bộ phận cấu thành đặc biệt quan trọng trong toàn bộ hoạt động cách mạng của Đảng. Cùng với công tác tổ chức cán bộ, công tác kiểm tra, công tác dân vận và công tác văn phòng cấp uỷ, công tác tư tưởng đã góp phần quan trọng vào việc xây dựng, bồi đắp nền tảng tư tưởng chính trị của chế độ, tuyên truyền, giáo dục, tập hợp, vận động quần chúng tham gia các phong trào cách mạng, tạo nên sức mạnh tinh thần vật chất to lớn, đưa sự nghiệp cách mạng Việt Nam giành từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.

Những ngày tháng 7 hoa lửa- biết ơn và tri ân

Năm nào cũng vậy, vào những ngày tháng 7, dòng người từ khắp mọi miền Tổ quốc lại đổ về Quảng Trị để thành kính dâng nén hương thơm lên phần mộ các anh hùng liệt sỹ, những người con ưu tú đã chiến đấu và ngã xuống trên mảnh đất Quảng Trị thân thương, máu xương của các anh đã hòa cùng đất mẹ, làm tươi thắm thêm cho vùng đất khô cằn vốn chịu nhiều mất mát và đau thương vì bom đạn chiến tranh. 75 năm qua, ngày 27/7 hàng năm là dịp để mọi thế hệ người dân Việt Nam tưởng nhớ và tri ân đối với những cống hiến và hy sinh to lớn của thế hệ cha anh vì độc lập, tự do của dân tộc.

Đạo lý “uống nước nhớ nguồn” hướng đến ngày thương binh, liệt sĩ 27/7

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” cùng với truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” đã là đạo lý nhân văn có từ ngàn đời của dân tộc Việt Nam, được phát huy từ thế hệ này sang thế hệ khác, từ đời này sang đời khác. Truyền thống, đạo lý ấy càng được thể hiện rõ, lan tỏa tích cực và mạnh mẽ trong những ngày tháng 7 - ngày cả nước tri ân, ghi nhớ về những đóng góp, hy sinh của các anh hùng liệt sĩ, Mẹ Việt Nam anh hùng, các thương, bệnh binh, gia đình có công với cách mạng.

Việt - Lào mối quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc biệt, thuỷ chung

Việt Nam và Lào là hai nước láng giềng, có nhiều điểm tương đồng về tự nhiên, văn hoá, xã hội và lịch sử, có mối quan hệ hữu nghị truyền thống từ lâu đời. Mối quan hệ này, đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản và các thế hệ lãnh đạo của hai nước dày công xây dựng và vun đắp. Trải qua thử thách của thời gian, đặc biệt, trong cách mạng giải phóng dân tộc, hai dân tộc luôn kề vai sát cánh, đồng cam cộng khổ trong cùng một chiến hào chống kẻ thù chung, giành lại độc lập, tự do cho mỗi nước; tình cảm đồng chí, anh em chí tình, chí nghĩa đó đã xây dựng nên mối quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc biệt, thuỷ chung.

27/7 - NGÀY ĐẶC BIỆT

Vậy là đã 75 năm - ngày 27/7- ngày Thương binh, Liệt sĩ (trước đó có tên gọi ngày Thương binh toàn quốc) khắc sâu vào tâm khảm của mỗi người dân Việt Nam, một ngày đặc biệt có ý nghĩa lịch sử, chính trị, nhân văn sâu sắc.

Học tập và làm theo Bác trở thành nhiệm vụ thường xuyên

Phát huy những kết quả và bài học kinh nghiệm sau 5 thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa XII), năm qua, Đảng bộ tỉnh Quảng Trị đã triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị và đạt được những kết quả tích cực.

Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ - nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng và cách mạng Việt Nam

Đồng chí Nguyễn Văn Cừ sinh ngày 09/7/1912 trong một gia đình nhà nho nghèo, có truyền thống khoa bảng ở làng Phù Khê, xã Phù Khê, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (nay là phường Phù Khê, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh), là hậu duệ đời thứ 17 của thi hào – danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi.

Đồng chí Nguyễn Văn Linh với sự nghiệp đổi mới

Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, tên khai sinh là Nguyễn Đức Cúc, thường gọi là Nguyễn Văn Cúc và sau này lấy bí danh Mười Cúc khi ở hoạt động ở miền Nam, sinh ngày 1-7-1915, quê ở xã Giai Phạm, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên.

33 NĂM, BAO NỖI TỰ HÀO

Chắc hẳn trong mỗi chúng ta khó quên cảm giác lâng lâng và cũng khó dấu được nỗi lo với bao khó khăn chồng chất khi tiếp nhận “cơ đồ” của những ngày đầu tỉnh nhà lập lại (01/7/1989). Tỉnh Quảng Trị khi đó chỉ là một tỉnh thuần nông, diện tích, năng suất, sản lượng rất thấp và không ổn định; công nghiệp nhỏ bé, lạc hậu; cơ sở hạ tầng, nhất là hệ thống giao thông còn ngổn ngang... Hai cuộc chiến tranh tàn khốc hậu quả để lại cho Quảng Trị trên 95% làng mạc bị tàn phá, hủy diệt, là một trong những địa phương có mật độ ô nhiễm bom mìn lớn nhất cả nước. Thêm vào đó, thiên tai dồn dập mảnh đất này “nghèo như chẳng còn gì nghèo hơn”.
Trang 26 trong 81 << < 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 40 80 > >>
Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.
Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 1070
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 1070
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 87006048