TÌNH CẢM CỦA BÁC VỚI THƯƠNG BINH, LIỆT SỸ

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến thương binh, liệt sỹ - những người đã cống hiến xương máu, hy sinh tính mạng của mình để bảo vệ nền độc lập, tự do cho Tổ quốc, hạnh phúc cho Nhân dân.

Tỉnh Quảng Trị hoàn thành việc học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII

Thực hiện Hướng dẫn số 03-HD/BTGTW, ngày 18/3/2021 của Ban Tuyên giáo Trung ương và Kế hoạch số 11-KH/TU, ngày 24/3/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng”, đến ngày 30/6/2021, tỉnh Quảng Trị hoàn thành việc tổ chức học tập, nghiên cứu, quán triệt Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng với 489 lớp (16 lớp cán bộ chủ chốt, 279 lớp xã, phường, thị trấn và 194 lớp các chi bộ trực thuộc Đảng bộ trong khối cơ quan nhà nước, tổ chức đoàn thể, chính trị xã hội, lực lượng vũ trang, doanh nghiệp) và hơn 46.000 cán bộ, đảng viên tham gia, đạt tỉ lệ 96,6%.

ĐÁNH THỨC TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG TRỤC QUỐC LỘ 9

Đầu thế kỷ XX, khi khai thác thuộc địa Đông Dương, người Pháp đã chú trọng đến phát triển giao thông và chính họ đã nhìn thấy lợi ích từ con đường số 9 (thường gọi là Đường 9). Từ con đường mòn trên địa bàn Quảng Trị trở thành đường Xuyên Á - tuyến đường huyết mạch thông ra Thái Bình Dương của nhiều quốc gia Đông Nam Á. Ngày nay, trục Đường 9 (nay là Quốc lộ 9) được xác định là một cực tăng trưởng mạnh của Quảng Trị. Vì thế, đánh thức tiềm năng vùng trục Quốc lộ 9 để trở thành vùng động lực cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh là nhiệm vụ hết sức quan trọng.

QUẢNG TRỊ - ĐIỂM SÁNG TRONG VIỆC ĐỔI MỚI HỌC TẬP, NGHIÊN CỨU, QUÁN TRIỆT NGHỊ QUYẾT CỦA ĐẢNG

Học tập, nghiên cứu, quán triệt nghị quyết của Đảng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Đảng và hệ thống chính trị. Đây là tiền đề vững chắc bảo đảm cho sự thành công trong tổ chức thực hiện nghị quyết, đưa nghị quyết thực sự đi vào cuộc sống, tạo sự đồng thuận trong Nhân dân. Nhận thức được tầm quan trọng đó, thời gian qua, Đảng bộ tỉnh đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao và không ngừng đổi mới công tác học tập, nghiên cứu, quán triệt nghị quyết của Đảng đến toàn thể cán bộ, đảng viên và Nhân dân.

Câu chuyện “Để Bác quạt” và tấm lòng của Người

Chuyện kể rằng “Một lần, Bác đến thăm trại điều dưỡng thương binh ở Hà Nội. Tin Bác đến nhanh chóng lan ra khắp trại. Anh chị em thương binh ai cũng muốn len vào gần Bác, quên cả nạng phải dùng để đi. Đang lúc Bác thăm hỏi sức khỏe thương binh bỗng một đồng chí hỏng mắt nhờ một y tá dẫn đến xin đứng bên Bác. Đồng chí Ninh đi với Bác định bước lại đỡ đồng chí ấy, nhưng Bác đã đi tới, giơ hai tay ra đón. Đồng chí thương binh ôm chầm lấy Bác nghẹn ngào "Bác ơi!" Bác lặng đi giây lát rồi mới tiếp tục câu chuyện thăm hỏi. Bác đến từng giường anh chị em đau nặng hỏi thăm bệnh tật đã đỡ chưa, mỗi bữa ăn được bao nhiêu bát cơm. Hôm ấy, trời nóng bức, Bác lấy cái quạt giấy vẫn dùng, quạt cho các thương binh. Có người định làm thay, Bác nói: Để Bác quạt. Hôm ấy, lúc ra về Bác không vui”. Đây chỉ là một trong nhiều câu chuyện cảm động, thể hiện tấm lòng, tình cảm đặc biệt của Người đối với Thương binh, gia đình Liệt sĩ và người có công với nước.

XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở QUẢNG TRỊ: THÀNH CÔNG NHỜ “DÂN VẬN KHÉO”

Xây dựng nông thôn mới (NTM) là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, đòi hỏi phải có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, trong đó vấn đề cơ bản và lâu dài là phải phát huy tốt vai trò phong trào “Dân vận khéo”.

Đẩy mạnh hơn nữa phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”

Cách đây 74 năm, tại cuộc mít tinh được tổ chức tại xã Hùng Sơn, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, chủ tich Hồ Chí Minh đã ra Chỉ thị lấy ngày 27-7 là Ngày Thương binh, liệt sĩ. Đây là sự khởi đầu của các hoạt động tình nghĩa: “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa” của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta đối với người có công với cách mạng.

Nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức đoàn cơ sở nhằm thực hiện Chỉ thị 42-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng

Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc Việt Nam, suốt cả cuộc đời, Người luôn quan tâm đến công tác giáo dục, rèn luyện thanh niên. Trong bản Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn:“Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”. Thực hiện lời dạy của Người, Đảng ta luôn coi trọng công tác giáo dục, bồi dưỡng thanh niên thành lớp người vừa “hồng” vừa “chuyên”, kế tục trung thành sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, vai trò và sức mạnh của thanh niên càng được phát huy, tô thắm, bồi đắp thêm những phẩm chất tốt đẹp của thanh niên Việt Nam. Đảng ta đã ban hành nhiều chủ trương, nghị quyết, nêu cao tính tiền phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, đề cao trách nhiệm của đội ngũ cán bộ phụ trách công tác thanh niên, luôn chú trọng xây dựng môi trường lành mạnh để thanh niên rèn luyện, cống hiến và trưởng thành.

KHÁT VỌNG PHÁT TRIỂN QUẢNG TRỊ: NGÀY MAI, BẮT ĐẦU TỪ NGÀY HÔM NAY

Nhân kỷ niệm 32 năm Quảng Trị tái lập, đổi mới và phát triển 1/7 (1989-2021), Cổng Thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí NGUYỄN ĐĂNG QUANG, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh.

ĐỒNG CHÍ TRẦN THỊ HỒNG VỚI SỰ NGHIỆP CÁCH MẠNG CỦA QUÊ HƯƠNG QUẢNG TRỊ

Đồng chí Trần Thị Hồng, cán bộ lão thành cách mạng, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị sau một thời gian lâm bệnh, được sự chăm sóc tận tình của đội ngũ y, bác sĩ và con, cháu, nhưng do tuổi cao, sức yếu, đồng chí đã từ trần vào lúc 16h giờ, ngày 26 tháng 6 năm 2021 (nhằm ngày 17 tháng 5 năm Tân Sửu), hưởng thọ 106 tuổi.
Trang 39 trong 81 << < 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 80 > >>
Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.
Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 760
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 760
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 86997024