“Chung tay giảm thiểu tổn hại trẻ em” 

Đó là chủ đề “Tháng hành động vì trẻ em” năm 2023 nhằm hướng tới mục tiêu xây dựng một môi trường sống an toàn, thân thiện, lành mạnh để thực hiện đầy đủ quyền trẻ em, bảo đảm trẻ em được phát triển toàn diện; đồng thời huy động sự tham gia của toàn hệ thống chính trị trong việc bảo vệ trẻ em khỏi các nguy cơ bị xâm hại, bạo lực, thiên tai, dịch bệnh, tai nạn thương tích, đuối nước...

Hẳn ai cũng biết rằng, trẻ em là hạnh phúc của gia đình, là tương lai của đất nước, là lớp người kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc: “Trẻ em hôm nay -  thế giới ngày mai”. Chính vì vậy, bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em vừa là mục tiêu, vừa là động lực trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực của Đảng và Nhà nước ta vì sự phát triển bền vững của đất nước. Dành mọi sự ưu tiên cho trẻ em là quan điểm chỉ đạo đồng thời là hành động xuyên suốt trong các giai đoạn xây dựng và bảo vệ đất nước.

Thấu suốt quan điểm đó, trong những năm qua, cùng với thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh, giảm nghèo bền vững, đời sống của các tầng lớp nhân dân ở tỉnh ta từng bước được cải thiện và nâng cao, trong đó có trẻ em. Nhiều chương trình, kế hoạch, đề án của quốc gia về công tác bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em, hướng tới đảm bảo các quyền của trẻ em để phát triển toàn diện, có cuộc sống an toàn, lành mạnh được quan tâm chỉ đạo và triển khai thực hiện. Các hoạt động trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em nghèo, trẻ em dân tộc thiểu số được các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị và toàn xã hội quan tâm và đã phát triển thành những phong trào quần chúng rộng rãi như: “Chương trình Nối  vòng tay nhân ái”, Cuộc vận động “Một tổ chức, một cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo”... Nhờ vậy, đến nay trên địa bàn tỉnh, 100% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt thuộc đối tượng trợ giúp xã hội của Nhà nước được hưởng đầy đủ các chính sách, chế độ theo quy định và được các tổ chức, cá nhân nhận chăm sóc, nuôi dưỡng. Các chính sách trợ giúp cho các đối tượng trẻ em nghèo, trẻ khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được thực hiện tốt. Tình trạng trẻ em lang thang, trẻ em vi phạm pháp luật, trẻ em lao động trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm giảm; các vụ việc vi phạm quyền trẻ em được giải quyết kịp thời… Đời sống vật chất, tinh thần, vui chơi giải trí, môi trường giao tiếp xã hội của trẻ em ngày càng phong phú, đa dạng.

Bên cạnh những kết quả quan trọng đó, công tác chăm sóc giáo dục bảo vệ trẻ em trên địa bàn tỉnh ta vẫn còn những thách thức: Một số trẻ em chưa được đến trường do hoàn cảnh khó khăn; tình trạng trẻ em bị bạo, lực xâm hại trong cả nước nói chung, trên địa bàn tỉnh ta nói riêng có xu hướng gia tăng, tính chất ngày càng nghiêm trọng. Một số hành vi vi phạm nghiêm trọng đến quyền trẻ em như ngược đãi, xâm hại, bạo lực, bóc lột... vẫn còn xảy ra ở một số nơi, trở thành vấn đề nóng của xã hội, gây bức xúc trong dư luận xã hội. Một số trẻ em có biểu hiện suy thoái về mặt đạo đức, lối sống. Đáng lo ngại trong thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh ta đã xảy ra nhiều vụ bạo lực học đường, tác động tiêu cực tới trẻ em, gia đình, nhà trường và xã hội nhưng chưa được can thiệp, ngăn chặn kịp thời. Ngoài ra, tác hại của văn hóa phẩm đồi trụy, những trang web đen, game online, phim ảnh ngoài luồng có tính chất bạo lực, khiêu dâm làm gia tăng tình trạng bạo lực, xâm hại trẻ em trên môi trường mạng. Tình trạng trẻ em bị đuối nước gia tăng, gần đây đã xảy ra một số vụ trẻ em tự tử vì trầm cảm...

Để tăng cường công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong thời gian tới, nhất là thực hiện hiệu quả Tháng hành động Vì trẻ em năm 2023 với chủ đề: “Chung tay giảm thiểu tổn hại trẻ em”, thiết nghĩ:

Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW của Bộ Chính trị gắn với triển khai Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII và các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về công tác chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động toàn xã hội nâng cao nhận thức của mọi người về trách nhiệm bảo vệ chăm sóc trẻ em; lên tiếng tố cáo, thông báo cho các cơ quan chức năng các nguy cơ và hành vi xâm hại, bạo lực trẻ em; đồng thời cần tập trung đẩy mạnh thực hiện các giải pháp phòng ngừa, góp phần hạn chế tình trạng trẻ em bị bạo lực, xâm hại, tai nạn thương tích, tai nạn đuối nước, tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luậtTăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về công tác CS, GD, BVTE. Kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hành vi xâm hại trẻ em, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quyền trẻ em theo quy định của pháp luật.

Tăng cường phối hợp với các ban ngành, địa phương, đơn vị để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực hiện quyền trẻ em; chủ động phòng ngừa, giảm thiểu các nguy cơ gây tổn hại cho trẻ em, kinh phí hỗ trợ, can thiệp khi trẻ em bị xâm hại. Các cấp, các ngành cần tổ chức nhiều hoạt động trong dịp hè trên địa bàn dân cư nhằm thu hút sự tham gia của trẻ em như: các hoạt động vui chơi, giải trí , tổ chức sinh hoạt các câu lạc bộ trẻ em, mở Hội thi tìm hiểu về quyền trẻ em.. đặc biệt, cần hạn chế tối đa tình trạng trẻ bị tai nạn thương tích, bị đuối nước trong dịp nghỉ hè do thiếu sự quan tâm chăm sóc, giáo dục, bảo vệ của gia đình, nhà trường và các cơ quan chức năng.

Củng cố, kiện toàn bộ máy, cán bộ làm công tác CS, GD, BVTE các cấp; đặc biệt đội ngũ cán bộ cấp xã. Đẩy mạnh mô hình bảo vệ trẻ em dựa vào cộng đồng tiến tới xây dựng mạng lưới cộng tác viên, tình nguyện viên về chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em ở thôn, bản, khu phố; các trung tâm công tác xã hội về trẻ em từ tỉnh đến cơ sở. Trí Ánh

429 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Tin tổng hợp

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 935
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 935
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 87015141