Yêu cầu mang tính nguyên tắc trong việc thể chế hóa, cụ thể hóa nghị quyết 

Để đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống, điều quan trọng và cơ bản là tổ chức học tập, quán triệt và tuyên truyền, đồng thời tập trung thể chế hóa, cụ thể hóa nghị quyết (1).

Khi nghị quyết của Đảng được ban hành, các cấp ủy đảng triển khai học tập, quán triệt và tổ chức tuyên truyền để cán bộ, đảng viên và Nhân dân nắm rõ những nội dung của nghị quyết, đồng thời tập trung cụ thể hóa, thể chế hóa nghị quyết đó của Đảng nhằm triển khai thực hiện nghị quyết đạt hiệu quả cao nhất.

Thực chất của công tác thể chế hóa, cụ thể hóa nghị quyết của Đảng là  xác định mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, định hướng chính sách phát triển, trong đó, công tác cụ thể hóa có thể là bằng nghị quyết, kế hoạch, chương trình hành động… của cấp ủy đảng các cấp và công tác thể chế hóa là ban hành các quy định, nguyên tắc, luật pháp  để tác động, chi phối sự phát triển của đất nước, địa phương, đơn vị. Như vậy, cụ thể hóa, thể chế hóa đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng chính là cơ chế bảo đảm tính chính trị - pháp lý (chứ không chỉ đơn thuần là phương thức xây dựng pháp luật), bảo đảm cho Đảng xác lập và thực hiện được sự lãnh đạo của mình đối với hệ thống chính trị và xã hội. Những chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng đòi hỏi phải thể chế hóa bằng pháp luật là thể hiện sự thống nhất ý chí của Đảng với ý chí xã hội, thống nhất giữa tính khoa học, thuyết phục của đường lối, chủ trương của Đảng với tính pháp lý, sự bảo đảm thi hành bởi quyền lực nhà nước và bằng toàn bộ hoạt động của bộ máy công quyền. Đây là nguyên tắc quan trọng hàng đầu cần được giữ vững và xuyên suốt trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa nói chung, thể chế hóa bằng pháp luật, quy định trên lĩnh vực cụ thể nói riêng, bởi chính điều này là một trong những biểu hiện tập trung nhất bảo đảm nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền của Đảng. Điều này đặt ra là, muốn nâng cao sức chiến đấu, năng lực lãnh đạo và năng lực cầm quyền của mình thì yêu cầu khách quan là Đảng phải ban hành những chủ trương, đường lối, nghị quyết đúng đắn để lãnh đạo hệ thống chính trị và xã hội, đồng thời đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị, xã hội nhằm thống nhất ý chí của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân trong quá trình tổ chức triển khai các chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, góp phần xây dựng Đảng ngày càng vững mạnh về chính trị, tư tưởng, qua đó củng cố vững chắc niềm tin của các tầng lớp nhân dân vào Đảng, vào chế độ. Như vậy, bất kỳ chủ trương, nghị quyết nào của Đảng cũng đòi hỏi các cấp ủy đảng lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai công tác thể chế hóa, cụ thể hóa để nghị quyết, chủ trương, chính sách đó đi vào cuộc sống nhằm bảo đảm cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn trong việc xác định mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, bảo đảm thực hiện hiệu quả. Yêu cầu mang tính nguyên tắc trong việc thể chế hóa, cụ thể hóa nghị quyết của Đảng cũng nhằm khắc phục tư tưởng giáo điều, rập khuôn, sao chép nghị quyết, bịt kẻ hở cho những tư tưởng “lợi ích nhóm” có cơ hội trục lợi và lực lượng thù địch xuyên tạc. Vấn đề này đã được Nghị quyết Đại hội Đảng khóa XII chủ trương: “Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng việc xây dựng, ban hành nghị quyết của Đảng... Nghị quyết phải thiết thực, ngắn gọn, khả thi; phải tính đến cân đối các nguồn lực và điều kiện bảo đảm triển khai thực hiện có hiệu quả... Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo kiên quyết, dứt điểm việc cụ thể hóa, thể chế hóa, tổ chức thực hiện nghị quyết”.

Trên thực tế, trong quá trình triển khai công tác thể chế hóa, cụ thể hóa nghị quyết, mỗi địa phương, đơn vị có đặc điểm, điều kiện, hoàn cảnh không giống nhau. Mặt khác, các quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đề ra trong nghị quyết của Đảng thực hiện trong một thời gian dài, tối thiểu cũng 5 năm, có những nghị quyết đến 15, 20 năm và có thể dài hơn mới tiến hành tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm. Do vậy, không thể chỉ tính đến đặc điểm của địa phương, đơn vị để làm căn cứ triển khai công tác thể chế hóa, cụ thể hóa nghị quyết, vì làm như vậy sẽ phá vỡ tính thống nhất của hệ thống pháp luật, dẫn đến tình trạng “phép vua thua lệ làng”, dễ rơi vào tình trạng xa rời quan điểm chỉ đạo, mục tiêu đề ra và thiếu tính đồng bộ trong thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp của nghị quyết đề ra. Cũng cần nói thêm rằng, mọi chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng đều đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết, trước hết. Nhân dân nằm ở vị trí trung tâm của mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Đây là quan điểm, tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt trong quá trình xây dựng, ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước ta. Thực tế đó đòi hỏi các cấp ủy đảng phải bàn bạc, thảo luận thực sự dân chủ, thống nhất, tránh hình thức, áp đặt trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thể chế hóa, cụ thể hóa nghị quyết của Đảng.

Công tác thể chế hóa, cụ thể hóa nghị quyết của Đảng có vai trò rất quan trọng đối với việc đưa nghị quyết, chủ trương, đường lối của Đảng vào cuộc sống. Đây là cơ chế bảo đảm tính chính trị - pháp lý, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị và xã hội. Vì thế việc cụ thể hóa, thể chế hóa nghị quyết cần thực hiện đồng bộ, thống nhất, vừa tính đến đặc điểm thực tế của địa phương, vừa bảo đảm đúng với quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, nhiệm vụ giải pháp của nghị quyết đề ra./. Phan Văn Lãn

------------------------------------------------

          1. Để đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống, hiện thực hóa nội dung nghị quyết đề ra phụ thuộc vào chất lượng của nhiều yếu tố, như: Chất lượng học tập, quán triệt, tuyên truyền; công tác lãnh đạo, chỉ đạo cụ thể hóa, thể chế hóa quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ giải pháp; năng lực triển khai thực hiện nghị quyết của đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị; công tác kiểm tra, giám sát thực hiện… Trong bài này, tác giả chỉ nghiên cứu đề cập đến việc cụ thể hóa, thể chế hóa nghị quyết của Đảng.

 

896 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Thông tin hướng dẫn, trao đổi nghiệp vụ

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 389
    • Thành viên Thành viên 1
    • Tổng Tổng 390
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 88176283