Việc gắn bảng cấm làm rất nhiều người dân thắc mắc, thậm chí lo ngại vì nếu cấm ô tô qua cầu Đại Lộc thì người dân phải đi vào trạm thu phí BOT Trường Thịnh, đặt trên quốc lộ 1 và phải trả tiền.
Biển cấm cắm dọc đường lên cầu Đại Lộc.
|
Sáng 31.3, PV
Thanh Niên đi khảo sát thực tế và ghi nhận có việc
cắm biến báo đúng như người dân phản ánh trên mạng xã hội.
Trao đổi với Thanh Niên vào sáng cùng ngày, ông Lê Đức Tiến, Giám đốc Sở GTVT tỉnh Quảng Trị, cũng xác nhận sự việc trên.
Theo lý giải của ông Tiến, có 1 tuyến đường dọc bờ sông chạy ngay dưới chân cầu Đại Lộc hiện có 1 cái cống để lưu thông, nhưng do tuyến đường tránh TP.Đông Hà dẫn vào đoạn đường này nên cần phải làm thêm 1 cái cống nữa ngay dưới chân cầu để tạo 2 làn đường.
Chính vì thế, Sở GTVT tỉnh Quảng Trị đã cho phép Sở KH-ĐT (Chủ đầu tư của dự án này) giao cho nhà thầu thi công và Sở có văn bản cấm xe ô tô đi qua cầu Đại Lộc trong vòng 3 tháng để đảm bảo an toàn giao thông.
Sáng 31.3, đơn vị thi công đã triển khai công việc
|
Cầu Đại Lộc, cây cầu nối qua sông Thạch Hãn giữa TP.Đông Hà và H.Triệu Phong
|
Tuy nhiên, khoảng sau 30 phút trả lời Thanh Niên, ông Tiến chủ động gọi lại và thông tin thêm rằng sau khi rà soát nhanh lại các yếu tố, ông đã chỉ đạo cho dừng việc “cấm ô tô đi qua cầu Đại Lộc”.
“Tôi vừa yêu cầu cấp dưới mời chủ đầu tư, đơn vị thi công tính toán lại phương án. Trước đó, họ chỉ tính toán việc trong quá trình thi công chỉ làm cầu tạm cho xe máy đi qua, cấm xe ô tô. Nhưng tôi nghĩ các bên phải nghiên cứu phương án khác để làm sao ô tô có thể lưu thông qua, chứ không sẽ rất bất tiện cho người dân, thậm chí làm họ mất tiền vì phải đi vào đường có thu phí BOT. Dẫu biết phương án mới chắc chắn sẽ tốn tiền nhưng cần phải làm”, ông Tiến khẳng định