|
Ảnh minh họa - Internet |
Theo đó, việc xếp hạng cần đảm bảo nguyên tắc phản ánh đầy đủ thực trạng hoạt động, rủi ro của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và tuân thủ đúng quy định của pháp luật.
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được chia thành các nhóm đồng hạng như sau: Nhóm 1: Ngân hàng thương mại có quy mô lớn (tổng giá trị tài sản bình quân theo quý trong năm xếp hạng trên 100.000 tỷ đồng); Nhóm 2: Ngân hàng thương mại có quy mô nhỏ (tổng giá trị tài sản bình quân theo quý trong năm xếp hạng bằng hoặc thấp hơn 100.000 tỷ đồng); Nhóm 3: Chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Nhóm 4: Công ty tài chính; Nhóm 5: Công ty cho thuê tài chính; Nhóm 6: Ngân hàng hợp tác xã.
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được xếp hạng theo hệ thống tiêu chí.
Căn cứ vào mức điểm xếp hạng đạt được, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được xếp vào một trong các hạng sau: Tốt (A), Khá (B), Trung bình (C), Yếu (D) hoặc Yếu kém (E).
Hệ thống tiêu chí được sử dụng để xếp hạng tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bao gồm: a- Vốn (C); b- Chất lượng tài sản (A); c- Quản trị điều hành (M); d- Kết quả hoạt động kinh doanh (E); đ- Khả năng thanh khoản (L); e- Mức độ nhạy cảm đối với rủi ro thị trường (S).
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01/4/2019 và bắt đầu áp dụng để xếp hạng các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài từ năm 2019.