Vụ xã nợ dân 200 triệu đồng 40 năm: Nếu có nợ, phải trích ngân sách ra để trả cho dân 

Liên quan đến số tiền 201 triệu đồng do xã Triệu Thượng (huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị) huy động của người dân để làm đập thủy lợi Triệu Thượng nhưng sau 37 năm vẫn chưa trả được (Báo Lao Động đã thông tin qua bài viết “Xã nợ 200 triệu đồng của dân 40 năm vẫn chưa trả được”), ông Nguyễn Đức Chính - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị - nói rằng sẽ kiểm tra lại về khoản nợ trên, kiểm tra việc xã huy động như thế nào, nợ những gì của dân để có phương án xử lý.

Theo lãnh đạo xã Triệu Thượng, vào những năm 1980, xã xin chủ trương làm đập thủy lợi Triệu Thượng 1 và Triệu Thượng 2 để phục vụ sản xuất nông nghiệp. Ngoài nguồn lực của Nhà nước hỗ trợ, xã phải vay nợ của các hợp tác xã và xã viên trên địa bàn. “Nhiều hợp tác xã bán trâu bò để lấy tiền cho UBND xã vay, còn người dân góp thóc và ngày công để xây dựng đập thuỷ lợi. Xã và người dân thống nhất trả lãi và gốc hằng năm, từ nguồn thu thuỷ lợi phí của hai đập này” - ông Phan Văn Khoa - Phó Chủ tịch UBND xã Triệu Thượng - thông tin.

Sau khi đập thủy lợi xây xong, mỗi năm xã trích từ thuỷ lợi phí khoảng 30 triệu đồng để trả nợ dần. Từ năm 2004, hai hồ thuỷ lợi Triệu Thượng 1 và Triệu Thượng 2 được cải tạo, nâng cấp và chuyển về Cty TNHH MTV khai thác công trình thuỷ lợi Quảng Trị quản lý. Lúc đó, xã vẫn còn nợ người dân và hợp tác xã số tiền 201 triệu đồng. Nguồn thu thủy lợi phí dành để trả nợ không còn, xã cũng không có kinh phí trích ra để trả nợ, nhưng oái ăm rằng Cty thủy lợi không đồng ý nhận bàn giao số nợ, với lý do đây là Cty công ích, không có nguồn thu. Và từ năm 2004 đến nay, món nợ nói trên nằm yên trên giấy, trước sự bức xúc của người dân và hợp tác xã, còn địa phương thì rối bời bởi không biết vịn vào đâu.

Trước kiến nghị của cử tri tại kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Trị về việc bố trí ngân sách của tỉnh để trả nợ, ông Nguyễn Đức Chính nói rằng, đập Triệu Thượng trước đây xã làm có huy động sự đóng góp của người dân để tưới tiêu cho vùng lúa. “Sau này khi bàn giao cho Cty thủy lợi thì việc bàn giao đó nếu như có bàn giao nợ thì Cty thủy nông phải trả. Trong trường hợp Cty thủy nông chưa trả, nhưng mà xã có nợ thì phải trích ngân sách ra để trả cho dân, còn nếu là khoản đóng góp thì lại khác”.

HƯNG THƠ

608 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Điểm tin trong Tỉnh

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 931
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 931
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 87250177