Vụ buôn lậu hơn 530 m3 gỗ trắc tại Quảng Trị: Những điều khó hiểu? 

BizLIVE - Công ty Ngọc Hưng mở tờ khai hải quan và làm thủ tục nhập về 535,8 m3 gỗ trắc. Khi số gỗ này bị thu giữ, Cục điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) đã tổ chức kiểm tra, giám định. Kết quả giám định cho ra khối lượng trên 453m3.
Bán tang vật khi vụ án đang điều tra
Việc giám định có sự tham gia của Viện Sinh thái tài nguyên sinh vật Việt Nam. Tuy nhiên, với kết quả này, đại diện Công ty Ngọc Hưng đã không đồng ý và không ký vào biên bản xác nhận khối lượng.
Sau đó, lô gỗ này cũng đã được giám định lại lần thứ 2. Lần này, Viện Sinh tái tài nguyên sinh vật Việt Nam cũng tham gia và khối lượng được đưa lên hơn 614 m3.
Tại phiên tòa, bị cáo Liệu khẳng định lô gỗ của Cty có số lượng là 75.944 hộp, thanh và gốc cành với tổng khối lượng là 535,8 m3 chứ không phải là 180.833 hộp, thanh như kết quả Viện Sinh tái tài nguyên sinh vật Việt Nam và cơ quan cảnh sát điều tra (CSĐT) kết luận.
Ngoài ra, bị cáo, trong lô hàng bị giữ ngoài gỗ trắc lại có gỗ giáng hương vì quá trình mua, bán có sự nhầm lẫn. Gỗ hương về giá trị mua bán và tính thuế đều thấp hơn gỗ trắc. Nhưng khi khai báo thuế, Công ty đã khai gỗ trắc toàn bộ.
Khi vụ án đang trong giai đoạn điều tra, và lô gỗ của Công ty Ngọc Hưng chưa phải là tài sản đã bị tịch thu, sung công quỹ nhà nước thì cơ quan CSĐT tổ chứ bán lô gõ này.
Mặc dù trước đó, lãnh đạo liên ngành tư pháp Trung ương trong cuộc họp ngày 24/9/2013 đã thống nhất: “Chuyển lô gỗ vật chứng theo hồ sơ vụ án để các cơ quan tố tụng tiếp theo xử lý theo thẩm quyền”.
Không thực hiện ý kiến chỉ đạo này, cơ quan CSĐT sau đó đã bán lô gỗ này thông qua Trung tâm bán đấu giá Hà Nội với số tiền hơn 63,6 tỷ đồng.
Theo bị cáo Liệu, với số lượng gỗ như trên của Công ty Ngọc Hưng có giá thị trường không dưới 300 tỷ.
Bị cáo đã có đơn tố cáo hành vi tham nhũng trên 200 tỷ đồng của một số cán bộ cơ quan điều tra trong việc bán lô gỗ tang vật này.
“Gỗ tang vật mà đem bán tháo như vậy là không thể chấp nhận được”, bị cáo Liệu nói.
Có việc ép cung?
Anh Trần Đình Quang (sinh năm 1986, trú tại thị trấn Lao Bảo - huyện Hướng Hóa - Quảng Trị) là nhân viên Công ty Ngọc Hưng. Tháng 12/2011, Quang được Công ty Ngọc Hưng giao nhiệm vụ đến cửa khẩu Lao Bảo (Quảng Trị) làm thủ tục nhập khẩu lô gỗ trắc (lô gỗ này sau đó là tang vật vụ án).
Tháng 11/ 2012 , khi ông Trương Huy Liệu bị Cơ quan điều tra (Bộ Công an) khởi tố và bắt tạm giam để điều tra về hành vi buôn lậu thì sau đó Quang liên tiếp được cơ quan CSĐT triệu tập ra Hà Nội để lấy lời khai. Quang đã khai nhận là ông Liệu đưa cho Quang 5-6 từ giấy A4 khống chỉ để làm hồ sơ nhập khẩu gỗ.
Những lần như vậy, anh Quang đều cho rằng mình bị ép cung nên đã làm đơn kêu cứu gửi cho ông Nguyễn Bá Thanh (lúc đó là Trưởng Ban Nội chính Trung ương).
Ngày 14/5/2013, Ban Nội chính có phiếu chuyển đơn kêu cứu của anh Quang đến Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Bộ Công an.
Ngày 20/05/2013, anh Quang được C44 (Bộ Công an) triệu tập đến để làm việc liên quan tới nội dung khiếu nại trước đó. Đến cuối ngày, anh Quang được về và được hẹn tiếp tục làm việc vào ngày 22/5/2013. Ngày 21/5, anh Quang về nhà (tại Lao Bảo- Quảng Trị).
Rạng sáng ngày 22/5/2013, gia đình phát hiện anh Quang đã treo cổ tự tử trong nhà để lại 4 lá thư tuyệt mệnh. Trong đó, có 1 lá thư thể hiện rõ những suy nghĩ của mình trước những hành vi của cán bộ Phòng 4, C44. (Bộ Công an).
Trong phiên tòa sơ thẩm ngày 6/5/2016 của Tòa án TP. Đà Nẵng đã tuyên hoãn phiên tòa, trả hồ sơ để cơ quan CSĐT điều tra bổ sung. Trong nhiều nội dung cần điều tra bổ sung có nội dung yêu cầu làm rõ việc bị ép cung, đe dọa, nhục hình của cán bộ điều tra là nguyên nhân chính đẫn đến cái chết của anh Trần Đình Quang.
Trả lời các cơ quan Trung ương và TANDTP Đà Nẵng, cơ quan CSĐT đã cho rằng không tìm thấy bản gốc biên bản làm việc giữa anh Quang và cơ quan CSĐT nên không thể kết luận được có việc bức cung hay không?.
Tại phiên tòa, bị cáo Trần Thị Dung (cô ruột Quang) và bố đẻ Quang đều cho rằng, những lần ra Hà Nội để làm việc với cơ quan điều tra trở về, Quang đều nói với mọi ngườu là bị ép, nhục nhã lắm.
Bị cáo Dung cũng cho hay, khi phát hiện những di thư của Quang để lại, công an huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) đã thuyết phục gia đình để lấy đi.
Gia đình và mọi người buộc cán bộ công an ký vào bản pho tô để gia đình giữ lại. Sau này, nhiều lần gia đình yêu cầu công an Hương Hóa trả lại di thư của Quang, nhưng không được.
Ngày mai (7/8), phiên tòa tiếp tục làm việc.
 

NGUYỄN BẢO CHÂU

1072 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Điểm tin trong Tỉnh

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 663
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 663
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 76072676