|
Ông Hồ Hồng Hải - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Thông tin và Truyền
thông phát biểu tại Hội thảo
|
Với những mục tiêu đẩy mạnh truyền thông giáo dục về phòng, chống tác hại của thuốc lá góp phần thay đổi nhận thức và hành vi của toàn xã hộ đối với những tổn thất về sức khỏe và kinh tế do thuốc lá gây nên, ngày 25-11, tại TP Hồ Chí Minh, Bộ Thông tin và Truyền thông đã phối hợp với Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá, Tổ chức Tổ chức HealthBridge Canada tại Việt Nam, Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam tổ chức buổi Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về "Thực trạng, thách thức và giải pháp tiêu dùng thuốc lá tại Việt Nam"
Tại hội thảo các phóng viên, biên tập viên cập nhật được những thông tin, kiến thức mới, hữu ích về các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới và biện pháp kiểm soát sử dụng thuốc lá. Qua đó, các phóng viên, biên tập viên sẽ nhiều tác phẩm báo chí có chất lượng để công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá được diễn ra sâu rộng và hiệu quả hơn nữa.
Mở đầu Hội thảo, ông Hồ Hồng Hải - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, theo liệu điều thống của Bộ Y tế, hiện nay Việt Nam hiện là nước đứng thứ 15 trên thế giới về sử dụng thuốc lá với 15,4 triệu người. Trong đó có 14,8 triệu người là nam, 603.000 người là nữ. Đặc biệt, tỷ lệ sử dụng thuốc mới ở các thành phố xu hướng tăng, nhất là đối tượng học sinh, sinh viên, giới trẻ.
Theo TS. Angela Pratt, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam, không chỉ thuốc lá truyền thống, thuốc lá điện tử và các sản phẩm mới đều không an toàn cho sức khoẻ, sử dụng nhiều nhất là thanh thiếu niên bởi nó chứa hàm lượng nicotine và chất gây nghiện cao, ảnh hưởng đến não bộ, trí tuệ, ảnh hưởng tiêu cực đến tâm trạng, những chất được chứng minh gây ung thư và các bệnh tim mạch… WHO đã và đang tìm mọi cách để ngăn chặn việc thanh thiếu niên sử dụng thuốc lá điện tử, giúp thế hệ tương lai tránh nghiện các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới.
Tại Hội thảo, bà Nguyễn Thị Thu Hương - Phòng Nghiệp vụ, Quỹ phòng chống tác hại thuốc lá, Bộ Y tế cho biết, mỗi năm người Việt chi 49.000 tỉ đồng để mua thuốc lá. Chi phí điều trị 5 nhóm bệnh do thuốc lá gây ra (ung thư phổi, ung thư đường tiêu hóa -hô hấp trên, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, nhồi máu cơ tim, đột quỵ) chiếm khoảng 1% GDP của Việt Nam. Tỉ lệ hút thuốc lá điện tử năm 2020 tăng 18 lần so với năm 2015, trong đó nam giới tăng 14 lần, nữ giới tăng 10 lần.
Theo bà Nguyễn Thị Thu Hương , Bộ Y tế đề xuất cấm các loại thuốc lá điện tử là hợp lý. Hiện nay cấm quảng cáo thuốc lá nhưng có đến 90% các điểm bán lẻ thuốc lá vi phạm quy định trưng bày, xuất hiện nhiều hình thức quảng cáo các sản phẩm thuốc lá, thuốc lá điện tử tràn lan trên mạng xã hội, rất khó kiểm soát.
Hội thảo cũng đưa ra 6 nhóm giải pháp giảm nhu cầu thuốc lá, với mong muốn áp dụng đồng bộ và triệt để hơn, bao gồm: chính sách thuế; cảnh báo sức khỏe; hỗ trợ cai nghiện; cấm quảng cáo; xây dựng môi trường không khói thuốc; truyền thông phòng chống tác hại của thuốc lá.
Theo tiêu chuẩn quốc tế mức thuế trong giá bán lẻ thuốc lá, tỷ lệ thuế của Việt Nam bao gồm cả VAT chỉ chiếm khoảng 35% giá bán lẻ. Đây là mức thấp nhất so với các nước trong khu vực. Do vậy, các chuyên gia cho rằng cần đẩy mạnh các chính sách thuế, nhằm giảm nhu cầu sử dụng thuốc lá./.
Tin, ảnh: CM