Việt Nam đặt kế hoạch đến năm 2030 mục tiêu sẽ giảm 75% rác thải nhựa đại dương 

(ĐCSVN) - Ô nhiễm rác thải nhựa là thách thức nghiêm trọng và điển hình nhất đối với môi trường biển. Giải quyết ô nhiễm rác thải nhựa đại dương từ lâu đã luôn là vấn đề cấp bách trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.

 

Rác thải nhựa đang là vấn nạn tại các vùng biển 

Ước tính hơn 80% chất thải nhựa đại dương hằng năm có nguồn gốc từ đất liền, trong đó đóng góp chính là rác thải nhựa có kích thước lớn, bao gồm các vật dụng hàng ngày như vỏ chai, đồ uống và các loại bao bì đóng gói khác; bên cạnh đó là vi nhựa. Phần còn lại là nhựa được xả trực tiếp trên biển, trong đó chủ yếu là từ hoạt động khai thác thủy sản ví dụ như ngư cụ bị thất lạc hoặc thải bỏ.

Chất thải nhựa đại dương trở thành mối nguy lớn cho môi trường biển bởi có số lượng lớn, đặc tính khó phân hủy trong môi trường biển và khả năng di chuyển xa.

Một trong những mục tiêu quan trọng của chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045 đặt ra là ngăn ngừa kiểm soát và giảm đáng kể ô nhiễm môi trường biển tiên phong trong khu vực để giảm thiểu chất thải nhựa Đại Dương.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc cần phải giải quyết vấn đề ô nhiễm nhựa đại dương, Cùng với sự phối hợp của WWF - Việt Nam, bằng những hành động thiết thực, đổi mới căn bản các chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường trong thời gian qua đã có những cam kết chính trị mạnh mẽ và nhiều hoạt động thiết thực trong nước và quốc tế nhằm quản lý ngăn ngừa và giảm thiểu rác thải nhựa trong đó có rác thải nhựa đại dương, đặc biệt là các chính sách đã ban hành như: Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Quyết định số 1746/QĐ-TTg ngày 14/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030; Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 5/3/2020 của Chính phủ về công bố Kế hoạch tổng thể và Kế hoạch 5 năm thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW...

 Việt Nam đã tiếp tục tham gia ủng hộ mạnh mẽ việc xây dựng kế hoạch hành động của khu vực Asean về phòng chống rác thải nhựa trên biển. Nước ta đã đặt kế hoạch đến năm 2030 giảm thiểu 75% rác thải nhựa trên biển và đại dương của Việt Nam.

Để giải quyết vấn nạn này, Kế hoạch hành động đưa ra các mục tiêu cụ thể: Đến năm 2025 phải tạo được sự đột phá trong nhận thức của toàn xã hội về sử dụng các sản phẩm nhựa, thải bỏ chất thải nhựa ra môi trường và tác hại của rác thải nhựa đại dương tới tài nguyên, môi trường, các hệ sinh thái biển và sức khỏe con người.

 

Theo đó, sẽ phải giảm thiểu 50% rác thải nhựa đại dương; 50% ngư cụ đánh bắt cá bị mất hoặc bị vứt bỏ sẽ được thu gom; 80% các khu du lịch, dịch vụ ven biển không sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông khó phân hủy; bảo đảm tối thiểu 1 năm hai lần thu gom, làm sạch rác thải nhựa tại các bãi tắm biển; 80% các khu bảo tồn biển không còn rác thải nhựa. thực hiện việc quan trắc hằng năm và định kỳ đánh giá hiện trạng rác thải nhựa đại dương tại một số cửa sông chính, đảo tiền tiêu, có tiềm năng phát triển du lịch;

Bên cạnh đổi mới về chính sách, Việt Nam đang tăng cường các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức và trách nhiệm cộng đồng, khuyến khích sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường; tăng cường nghiên cứu khoa học, đổi mới và chuyển giao công nghệ.

Tin tưởng với sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, đặc biệt của WWF Việt Nam, với sự quyết tâm, sâu sát của các cấp ban ngành và sự chung tay của toàn thế các địa phương, doanh nghiệp và nhân dân, mục tiêu đến năm 2030, giảm thiểu 75% rác thải nhựa trên biển và đại dương của Việt Nam hoàn toàn có thể đạt được./.

 
Nguyễn Xuân Lộc
84 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Kinh tế

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 941
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 941
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 87120914