Việt Nam cần cải thiện vận tải đa phương thức 

(ĐCSVN) - Một hệ thống giao thông vận tải và logistics hiệu quả và đáng tin cậy rất quan trọng đối với sự phát triển của một nền kinh tế dựa vào xuất khẩu như Việt Nam.

 

Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong phát triển hạ tầng giao thông (Ảnh: H.N)

Đó là đánh giá của ông Ousmane Dione, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng thế giới tại Việt Nam tại Hội thảo công bố hai báo cáo “Nâng cao hiệu quả ngành vận tải đường bộ Việt Nam” và “Chiến lược phát triển bền vững vận tải đường thủy nội địa tại Việt Nam” do Bộ Giao thông Vận tải và Ngân hàng Thế giới đồng tổ chức tại Hà Nội ngày 28/3. Hai báo cáo này được thực hiện dưới sự tài trợ của Chính phủ Úc thông qua Chương trình quan hệ đối tác chiến lược Úc - Ngân hàng thế giới giai đoạn 2 (ABP2) và Quỹ Tư vấn hạ tầng công - tư (PPIAF).

Cũng theo ông Ousmane Dione, Việt Nam là một trong những nền kinh tế mở cửa nhất trên thế giới, với tỷ lệ thương mại/GDP lên tới hơn 200%. Khi thuế quan thương mại quốc tế ngày càng giảm mạnh và chi phí sản xuất tăng, sự cạnh tranh về xuất khẩu của Việt Nam ngày càng phụ thuộc vào những yếu tố như chất lượng, năng suất lao động, chuỗi cung hiệu quả và đặc biệt là chi phí vận tải, logistics thấp. Đồng thời, tỷ trọng dân số có thu nhập trung bình của Việt Nam đang ngày càng tăng, nhu cầu tiêu dùng của họ cũng tăng theo, nhất là tại những khu vực đô thị hóa nhanh, và do đó đòi hỏi sự dịch chuyển hàng hóa ngày càng lớn.

Kể từ năm 2000, khối lượng vận chuyển hàng hóa tính theo tấn/km đã không ngừng tăng với tốc độ trung bình gần 10%/năm, cao hơn tỷ lệ tăng GDP - trung bình ở mức 6,4%/năm. Tốc độ tăng nhanh như vậy là kết quả của tăng trưởng kinh tế Việt Nam, song cũng tạo áp lực lớn phải đẩy mạnh phát triển và bảo trì cơ sở hạ tầng có chất lượng cũng như đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng nhanh và ngày càng phức hợp phải có các dịch vụ vận tải và logistics đáng tin cậy.

Để Việt Nam có thể đảm bảo hệ thống vận tải và logistics hiệu quả, đáng tin cậy để có thể thúc đẩy mô hình tăng trưởng kinh tế hiện tại cũng như trong tương lai, cần xem xét đến 3 yếu tố, đó là cơ sở hạ tầng xương sống được phát triển đầy đủ; dịch vụ vận tải và logistics hiệu quả, đáng tin cậy; và mạng lưới đa phương thức kết nối xuyên suốt với chi phí vận tải thấp hơn và đảm bảo tính bền vững.

Thứ nhất, cơ sở hạ tầng xương sống cần được cải thiện hơn nữa để tăng cường khả năng cạnh tranh.  

Thứ hai, cần tạo môi trường thuận lợi để hỗ trợ hệ thống vận tải và dịch vụ logistics hiệu quả và đáng tin cậy.  

Thứ ba, xây dựng mạng lưới vận tải đa phương thức kết nối xuyên suốt để giảm thiểu chi phí vận tải và tăng cường tính bền vững.  

Cùng với mục tiêu nâng cao hiệu quả ngành vận tải đường bộ, hai báo cáo cũng phân tích các khía cạnh về cải thiện vận tải đa phương thức, xây dựng mạng lưới giao thông hài hòa giữa đường bộ, đường thủy nội địa và pha sông biển. Cần phân bổ ngân sách một cách tối ưu giữa các phương thức, cả về chi phí đầu tư và chi thường xuyên. Vận tải đa phương thức sẽ giúp tăng cường kết nối và cải thiện khả năng chống chịu của mạng lưới, đồng thời góp phần giảm phát thải khí nhà kính ở cấp quốc gia. Bên cạnh mạng lưới đường bộ đủ mạnh, cũng cần phải đảm bảo kết nối đường thủy, đường sắt, đường biển và hàng không xuyên suốt…/.

 

Đặng Hiếu

289 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Kinh tế

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 617
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 617
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 87058430