VẤN ĐỀ AN TOÀN THỰC PHẨM Ở QUẢNG TRỊ - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 

Vấn đề an toàn thực phẩm có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với đời sống xã hội, sức khỏe con người, tương lai giống nòi, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Chính vì vậy, ngày 21/10/2011, Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị số 08-CT/TW, của “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với vấn đề an toàn thực phẩm trong tình hình mới”.

Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 08-CT/TW của Ban Bí thư, các cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh Quảng Trị đã nhận thức sâu sắc hơn về tầm quan trọng của công tác ATTP; từ đó, đã thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác bảo đảm vệ sinh ATTP trên địa bàn toàn tỉnh. Ban chỉ đạo liên ngành vệ sinh ATTP từ tỉnh đến cơ sở đã được thành lập và hoạt động có hiệu quả. Công tác thông tin, tuyên truyền được đẩy mạnh với hình thức đa dạng và phong phú, góp phần nâng cao nhận thức và chuyển biến hành động doanh nghiệp và Nhân dân, thúc đẩy sản xuất thực phẩm sạch, an toàn. Công tác thanh tra, kiểm tra được thực hiện thường xuyên, liên tục ở tất cả các cấp. Nhờ vậy, trong nhiều năm qua trên địa bàn tỉnh không có các vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra  trên diện rộng, góp phần quan trọng bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân.

 Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác an toàn thực phẩm vẫn còn một số vấn đề cần phải giải quyết đó là: Hiệu lực và hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm vẫn còn hạn chế; sự phối hợp giữa các sở, ngành, đoàn thể chính trị - xã hội chưa thường xuyên và thiếu chặt chẽ, vì vậy kết quả chưa cao. Vẫn còn một vài tổ chức, bộ phận người sản xuất, kinh doanh thực phẩm vì lợi ích trước mắt nên chưa tuân thủ các quy định của pháp luật về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; phổ biến là việc sử dụng phân bón không an toàn, lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc tăng trọng, kháng sinh, hóa chất trong nuôi, trồng....Việc kiểm soát các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm, thức ăn đường phố; các sản phẩm không rõ nguồn gốc, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm... còn bất cập, tình trạng ngộ độc thực phẩm vẫn còn xảy ra, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Ban Chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm hai cấp (huyện, xã) số lượng đông, thành phần rộng nhưng chưa mạnh, hiệu quả chưa cao.

Để tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 08-CT/TW trên địa bàn tỉnh đạt được những kết quả hơn nữa, trong thời gian tới cần tiếp tục thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

Một là, tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 08-CT/TW của Ban Bí thư; Kết luận số 11-KL/TW tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 08-CT/TW “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với vấn đề an toàn thực phẩm trong tình hình mới”; chính sách pháp luật của Nhà nước, nhất là Luật An toàn thực phẩm và các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm gắn với việc tổ chức triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII; Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp về nội dung bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân mà trọng tâm là công tác an toàn thực phẩm.

Hai là, tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, để mỗi người dân, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm phải coi an toàn thực phẩm có tầm quan trọng sống còn đối với sức khỏe và sự phát triển bền vững đất nước. Gắn công tác truyền thông với đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra; xử lý nghiêm những hành vi sản xuất, kinh doanh các thực phẩm, hàng tiêu dùng không rõ nguồn gốc, không bảo đảm chất lượng, ảnh hưởng đến sức khỏe nhân dân. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các đoàn thể chính trị - xã hội, các hiệp hội và hội nghề nghiệp tiếp tục phát huy vai trò trong công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục về an toàn thực phẩm.

Ba là, nâng cao năng lực quản lý nhà nước về công tác vệ sinh, an toàn thực phẩm; củng cố, kiện toàn Ban Chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm các cấp nhất là cấp huyện, cấp xã đủ mạnh; phân định rõ chức năng, nhiệm vụ gắn với  trách nhiệm của các thành viên trong công tác an toàn thực phẩm, vì mục đích đảm bảo sức khỏe cho nhân dân và cho toàn xã hội. Tiếp tục chú trọng bồi dưỡng nâng cao năng lực, phẩm chất và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.

Bốn là, đẩy mạnh công tác xã hội hóa, huy động sự tham gia của các doanh nghiệp, tổ chức xã hội, xã hội - nghề nghiệp, các tổ chức đoàn thể và nhân dân trong việc tham gia công tác bảo đảm an toàn thực phẩm. Tạo điều kiện để các thành phần kinh tế tham gia đầu tư liên doanh, liên kết, chuyển giao công nghệ, ứng dụng khoa học tiên tiến trong sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm an toàn. Có cơ chế khuyến khích, động viên các doanh nghiệp, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh thực phẩm đổi mới công nghệ, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến và chấp hành, tuân thủ các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm.

Năm là, nâng cao chất lượng Chương trình “mỗi xã một sản phẩm (OCOP)”; phát động toàn dân tham gia sản xuất theo mô hình nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ; trước hết là trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.

Tin rằng, với sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của toàn xã hội, công tác an toàn thực phẩm sẽ đạt kết quả quan trọng, góp phần bảo đảm an sinh xã hội và sự phát triển bền vững của quê hương, đất nước. Lệ Thu 

949 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Tin tổng hợp

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 1310
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 1310
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 87114540