Ùn tắc nông sản – 'Biết rồi, khổ lắm, nói mãi!' 

(Chinhphu.vn) - Những năm gần đây, câu chuyện ùn ứ hàng xuất khẩu, nhất là nông sản ở các cửa khẩu biên giới phía Bắc dường như đã trở thành thông lệ "đến hẹn lại lên", khiến cho điệp khúc buồn "biết rồi, khổ quá, nói mãi" của người nông dân "một nắng hai sương" cứ lặp lại như một vòng luẩn quẩn.
 
Ùn tắc nông sản – 'Biết rồi, khổ lắm, nói mãi!' - Ảnh 1.

Xuất khẩu nông sản - Không thể đường mòn lối mở mãi!

Xuất khẩu nông sản - Không thể đường mòn lối mở mãi!

Giải quyết vấn đề ùn tắc nông sản ở cửa khẩu được Chính phủ đặc biệt quan tâm. Lãnh đạo Chính phủ đã có nhiều cuộc họp, cuộc làm việc với mong muốn tìm ra giải pháp hữu hiệu cho vấn đề này. Tuy nhiên câu chuyện ùn tắc nông sản đến nay vẫn chưa được giải quyết triệt để.

Mới đây, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản số 121/VPCP-QHQT ngày 13/01/2022 thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc đề xuất thành lập nhóm công tác về thuận lợi hóa thương mại Việt – Trung. Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã chủ trì nhiều cuộc họp để xử lý vấn đề này.

Đặc biệt, tại Hội nghị tổng kết ngành nông nghiệp năm 2021 và triển khai kế hoạch năm 2022 do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn tổ chức ngày 29/12/2021, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã quyết liệt chỉ đạo: Xuất khẩu nông sản là vấn đề rất cơ bản, cần lộ trình để giải quyết với sự chia sẻ, chung tay của các bên và sự hợp tác quốc tế.

Xuất khẩu nông sản không thể "đường mòn lối mở mãi", phải làm đến cùng, làm hết mình vì lợi ích quốc gia, vì lợi ích chính đáng của chúng ta - Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh!

Đại lộ nào cho xuất khẩu nông sản?

Nhiều người còn ví von rằng ùn tắc nông sản là căn bệnh mạn tính, mãi chưa có vaccine phòng ngừa, cũng chưa có thuốc để đặc trị.

Chúng ta cũng biết, để tìm được lời giải cho bài toán ùn tắc nông sản tại các cửa khẩu là vấn đề không hề đơn giản, không thể ngày một, ngày hai là xong. Nhưng rõ ràng, xuất khẩu nông sản "không thể đường mòn lối mở mãi".

Người nông dân, doanh nghiệp và tất cả chúng ta mong muốn và hy vọng con đường cho xuất khẩu nông sản Việt Nam trong tương lai sẽ là những tuyến đại lộ, những con đường cao tốc, để nông sản đến với người tiêu dùng nhanh chóng hơn, thị trường đa dạng hơn, thuận tiện, bền vững hơn và đặc biệt là phải có lãi nhiều hơn.

Để nông sản không còn ùn ứ ở cửa khẩu rất cần, các cơ quan hữu trách ở trung ương và địa phương cần đồng hành "xắn tay áo, thu hoạch, đi chợ bán hàng cùng bà con, cùng doanh nghiệp".

Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần phải tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, tối ưu hóa quá trình tổ chức sản xuất, chế biến, bảo quản, tiêu thụ nông sản; tiếp tục cải cách thủ tục xuất nhập khẩu, xây dựng các chuỗi logistic đối với nông sản.

Đặc biệt cần sớm xây dựng và thực thi hiệu quả các chính sách nhằm chuyển mạnh từ xuất khẩu tiểu ngạch sang chính ngạch đối với các mặt hàng nông sản hiện đang chủ yếu được xuất khẩu theo đường tiểu ngạch sang Trung Quốc,…

Tóm lại, để nông sản không còn "đến hẹn lại tắc", để người nông dân "một nắng hai sương" có thêm nụ cười với những vụ mùa bội thu, rất cần sự chung tay, góp sức, sự vào cuộc đồng bộ, hiệu quả của các bộ, ngành, địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp, thương nhân và nhất là bà con nông dân – chủ thể quan trọng nhất của sản xuất nông nghiệp. 

"Để nông sản không ùn tắc ở cửa khẩu: Đâu là giải pháp căn cơ?"

Những mong muốn, đòi hỏi chính đáng trên sẽ được phản ánh trong cuộc Tọa đàm trực tuyến "Để nông sản không ùn tắc ở cửa khẩu: Đâu là giải pháp căn cơ?" do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức từ 14.00', ngày 4/3/2022.

Tọa đàm có sự tham dự của các vị khách mời là lãnh đạo; Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương; UBND tỉnh Lạng Sơn; Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan; Chủ tịch Hiệp hội Rau quả Việt Nam.

Tại tọa đàm, các khách mời cùng nhìn nhận, bàn thảo về thực trạng, căn nguyên của "bệnh ùn ứ nông sản" từ khâu sản xuất cho tới khâu tiêu thụ; các biện pháp đã được các bộ ngành địa phương triển khai để tháo gỡ trong thời gian qua, cũng như hiệu quả mà các biện pháp đem lại.

 
292 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Kinh tế

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 609
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 609
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 87236571