Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ giai đoạn 2018 - 2022. Với mục tiêu đến năm 2022 phấn đấu đưa hoạt động phát triển sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh góp phần tăng tỷ trọng ngành công nghiệp trong cơ cấu kinh tế GRDP của tỉnh đạt từ 20 – 25%, trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm 75 – 80% GRDP của ngành công nghiệp.
Theo chương trình, tỉnh Quảng Trị xem xét tập trung ưu tiên phát triển các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ đối với ngành dệt may (gồm xơ tổng hợp PE, Viscose, sợi dệt kim, sợi dệt thoi, vải kỹ thuật, vải không dệt, vảo dệt kim, vải dệt thoi); đối với ngành da giày (gồm vải giả da, đế giày, mũi giày, dây giày, chỉ may giày, keo gián giày); đối với ngành điện tử (gồm linh kiện sản phẩm điện tử như linh kiện nhựa, linh kiện cao su, chi tiết cơ – điện tử, linh kiện kính, pin dùng cho máy vi tính xách tay, điện thoại di động, dây và cáp điện, đèn led, tai nghe điện thoại và loa); đối với ngành sản xuất lắp ráp ô tô (gồm thân máy, piston, trục khuỷu, thanh truyền, bánh răng, cụm ống xả, các chi tiết dạng tấm đột dập, sắt xi, thùng xe tải, bậc lên xuống, cụm cửa xe, linh kiện nhựa cho ô tô, linh kiện cao su, vật liệu giảm chấn, kính chắn gió…); đối với ngành cơ khí chế tạo (gồm linh kiện và phụ tùng máy động lực, máy nông nghiệp, đóng tàu, linh kiện và phụ tùng máy, thiết bị chế biến nông lâm thủy sản, chi tiết máy như bạc lót, bánh văng, van, khớp các loại, vỏ máy, chi tiết đột dập hộp biến tốc).
Đơn vị chủ trì thực hiện Chương trình: Sở Công thương là cơ quan quản lý nhà nước thực hiện, phối hợp thực hiện các nội dung thuộc Chương trình trên địa bàn tỉnh; Trung tâm khuyến công và Xúc tiến thương mại là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Công thương được tiếp nhận kinh phí để triển khai thực hiện.
Đơn vị thụ hưởng là các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh. Thanh Lan – VPTU