Tuyên truyền về quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 

Ngày 19/5/2023, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Trị đã ban hành Hướng dẫn số 102-HD/BTGTU tuyên truyền về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đề nghị các cơ quan, địa phương, đơn vị tập trung tuyên truyền các nội dung trọng tâm sau:

Thứ nhất, tuyên truyền ý nghĩa, mục đích, tầm quan trọng, cơ sở khoa học của Quy hoạch tổng thể quốc gia, tập trung làm sâu sắc những nội dung sau:

 QHTTQG là sự cụ thể hoá đường lối Đại hội lần thứ XIII của Đảng, cụ thể hoá Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (Bổ sung, phát triển năm 2011), các nghị quyết chuyên ngành của Trung ương, nhất là Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Kế hoạch 5 năm và Chiến lược 10 năm phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2030.

 QHTTQG là nhiệm vụ chính trị quan trọng có ý nghĩa chiến lược, cơ bản, lâu dài, nhưng cũng là vấn đề rất rộng lớn, rất mới, rất khó, rất nhạy cảm và chưa có tiền lệ; là quy hoạch được xây dựng với quy mô lớn, mang tính chiến lược, bao trùm mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội và được lập cho 10 năm, thể hiện “Tư duy mới - Tầm nhìn mới - Cơ hội mới - Giá trị mới”; là căn cứ pháp lý, công cụ quan trọng giúp Nhà nước hoạch định, kiến tạo động lực, không gian phát triển, bảo đảm tính kết nối đồng bộ giữa quy hoạch cấp quốc gia với quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh, nhằm khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của đất nước để phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững.

QHTTQG mở ra cơ hội phát triển mới, động lực phát triển mới để đạt mục tiêu, khát vọng mà Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã xác định, đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao. Việc hiện thực quy hoạch trên thực tiễn sẽ góp phần quan trọng vào mục tiêu xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, nâng cao khả năng thích ứng, chống chịu của nền kinh tế; bảo đảm những mục tiêu chiến lược, lâu dài, bền vững trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

 QHTTQG được xây dựng xuất phát từ đòi hỏi của thực tiễn nhằm tiếp tục phát huy những thành tựu đã đạt được, khắc phục những mặt còn tồn tại, hạn chế trong phát triển và tổ chức không gian phát triển đất nước thời gian qua và phù hợp với xu thế phát triển của quốc tế. Quá trình lập QHTTQG được thực hiện theo đúng quy trình của Luật Quy hoạch, đã huy động sự tham gia của các bộ, ngành, địa phương, các viện nghiên cứu, các chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước… tổ chức nhiều hội thảo khoa học, hội nghị tham vấn các tổ chức quốc tế và tham khảo kinh nghiệm quốc tế; được hoàn thiện trên cơ sở nghiêm túc tiếp thu Kết luận số 45-KL/TW, ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về Định hướng quy hoạch QHTTQG; tiếp thu, giải trình ý kiến kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Thông báo số 1882/TB-TTKQH, ngày 22/12/2022 và ý kiến thẩm tra của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội.

Thứ hai, những nội dung cơ bản của Quy hoạch: Quan điểm, tầm nhìn, mục tiêu phát triển, nhiệm vụ trọng tâm, các định hướng phát triển, giải pháp thực hiện của QHTTQG, tập trung vào những nội dung cơ bản sau:

 Tuyên truyền 5 quan điểm phát triển, nhất là những nội dung về phát triển nhanh và bền vững dựa chủ yếu vào khoa học, công nghệ; phát huy tối đa lợi thế của quốc gia, vùng, địa phương; cải cách, nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đầy đủ, đồng bộ, hiện đại, hội nhập và thực thi pháp luật hiệu lực, hiệu quả là điều kiện tiên quyết để thúc đẩy phát triển đất nước; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, ý chí tự cường và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc; phát huy tối đa nhân tố con người; xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, nâng cao khả năng thích ứng, chống chịu của nền kinh tế; phát huy nội lực là cơ bản, chiến lược, lâu dài, là yếu tố quyết định…

 Tuyên truyền 5 quan điểm về tổ chức không gian phát triển, tập trung làm rõ những quan điểm về không gian phát triển quốc gia phải được tổ chức hiệu quả, thống nhất trên quy mô toàn quốc, bảo đảm liên kết nội vùng, liên vùng, khu vực và quốc tế gắn với khai thác lợi thế so sánh của quốc gia, từng vùng, từng địa phương trong vùng; phát triển có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào một số địa bàn có điều kiện thuận lợi, tạo hiệu ứng lan tỏa thúc đẩy kinh tế cả nước phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững; sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên; gắn phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, từng bước hiện đại và phát triển hài hòa khu vực đô thị, nông thôn; gắn kết khu vực đất liền với không gian biển...

 Tầm nhìn đến năm 2050 với những mục tiêu về thu nhập của người dân cao, có thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đầy đủ, đồng bộ, hiện đại, là một trung tâm tài chính khu vực và quốc tế, phát triển kinh tế nông nghiệp sinh thái giá trị cao thuộc nhóm hàng đầu thế giới; trở thành quốc gia biển mạnh; người dân được hưởng thụ các dịch vụ xã hội chất lượng cao, công nghiệp văn hóa phát triển mạnh, hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, thích ứng hiệu quả với nước biển dâng và tác động của biến đổi khí hậu, nông thôn hiện đại, có điều kiện sống tiệm cận với đô thị, năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai, giám sát biến đổi khí hậu, quản lý rủi ro thiên tai tương đương với các nước phát triển…

 Mục tiêu tổng quát và các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể về phát triển kinh tế, xã hội, môi trường, phát triển kết cấu hạ tầng, quốc phòng, an ninh: Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia; gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội với củng cố quốc phòng, an ninh; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định chính trị, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

 Nhiệm vụ trọng tâm trong thời kỳ quy hoạch: Hình thành cơ bản bộ khung kết cấu hạ tầng quốc gia, tập trung vào hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị, hạ tầng nông thôn, hạ tầng năng lượng, hạ tầng số, hạ tầng văn hóa, xã hội, hạ tầng thủy lợi, bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu; đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng dựa trên cơ sở nâng cao năng suất, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; phát triển các vùng động lực, cực tăng trưởng quốc gia quan trọng để hình thành các đầu tàu dẫn dắt sự phát triển của quốc gia; hình thành và phát triển các hành lang kinh tế theo trục Bắc - Nam, các hành lang kinh tế Đông - Tây, các vành đai kinh tế ven biển...

 13 định hướng phát triển, gồm: Phân vùng kinh tế - xã hội, định hướng phát triển và liên kết vùng; phát triển các vùng động lực, cực tăng trưởng quốc gia; phát triển các hành lang kinh tế; các khu vực lãnh thổ cần bảo bảo tồn, vùng hạn chế phát triển; phát triển hệ thống đô thị và nông thôn quốc gia; phát triển không gian biển; khai thác và sử dụng vùng trời; phát triển và phân bố không gian các ngành quan trọng; phát triển hạ tầng xã hội cấp quốc gia; phát triển hạ tầng kỹ thuật cấp quốc gia; sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu; củng cố, tăng cường quốc phòng, bảo đảm an ninh quốc gia; sử dụng đất quốc gia.

 Giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch, nhất là các giải pháp về huy động vốn đầu tư; cơ chế, chính sách; khoa học, công nghệ và môi trường; phát triển nguồn nhân lực và hợp tác quốc tế.

Thứ ba, phản ánh sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền về quán triệt, tuyên truyền và thực hiện các nhiệm vụ nêu trong QHTTQG, trong Kế hoạch thực hiện QHTTQG của Chính phủ, của các bộ, ngành, địa phương; công tác kiểm tra, thanh tra việc thực hiện quy hoạch, xử lý vi phạm…

Thứ tư, kết quả thực hiện QHTTQG ở các bộ, ngành, địa phương; nhất là hiệu quả hoạt động của các mô hình tổ chức, cơ chế điều phối vùng, hoạt động điều phối vùng; cơ chế phối hợp nguồn lực giữa các địa phương, nguyên tắc ưu tiên sử dụng không gian biển cho các ngành, lĩnh vực trong quy hoạch không gian biển quốc gia …

Thứ năm, quá trình nghiên cứu, kết quả xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách, giải pháp thu hút đầu tư, bảo đảm nguồn lực tài chính, an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh, phát triển nguồn nhân lực, khoa học, công nghệ, bảo vệ môi trường để triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và định hướng đã được xác định trong QHTTQG; thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học, nhà quản lý, doanh nghiệp và các tầng lớp Nhân dân tham gia xây dựng chính sách, phản biện khoa học và giám sát quá trình thực hiện chính sách, pháp luật.

Thứ sáu, phản ánh thực tiễn triển khai QHTTQG ở các bộ, ngành, địa phương; lan tỏa cách làm hay, bài học kinh nghiệm tốt trong quá trình triển khai; phê phán những cá nhân, đơn vị, địa phương thiếu trách nhiệm trong thực thi nhiệm vụ, gây lãng phí, trì trệ, ảnh hưởng chung đến QHTTQG và quy hoạch của bộ, ngành, địa phương.

Thứ bảy, nắm tình hình tư tưởng, dư luận xã hội trong quá trình triển khai các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, các nhiệm vụ thực hiện QHTTQG; kịp thời chỉ đạo định hướng tư tưởng, dư luận khi có những vấn đề phức tạp nảy sinh, nhất là những vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất, đất đai, môi trường, các vấn đề về văn hóa, tín ngưỡng, tâm linh, dân tộc, tôn giáo, sinh kế của Nhân dân khi phải di dời khởi nơi sinh sống...

Thứ tám, đẩy mạnh tuyên truyền đối ngoại về tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong quá trình triển khai QHTTQG; việc thực hiện các dự án, đề án, chương trình có liên quan đến yếu tố đầu tư nước ngoài trong quá trình triển khai QHTTQG; phản bác những luận điệu xuyên tạc, sai trái của các thế lực thù địch về công tác quy hoạch.

Thông qua công tác tuyên truyền, làm cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân nhận thức sâu sắc về ý nghĩa, tầm quan trọng, quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của việc Quy hoạch tổng thể quốc gia (QHTTQG) thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đối với sự phát triển đất nước trong giai đoạn tới, từ đó tham gia tích cực, trách nhiệm vào quá trình triển khai quy hoạch. Lệ Thu

 

 

234 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Tin tổng hợp

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 824
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 824
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 76833128