TỪ HAI CỐC NƯỚC, NGHĨ VỀ LỜI DẠY ÂN TÌNH CỦA BÁC 

Trong mỗi chúng ta, tôi tin rằng không ai không nhớ câu chuyện cốc nước nóng và cốc nước nguội của Bác Hồ mời một cán bộ trong một “trường” giáo dục đặc biệt. Khi anh cán bộ trung đoàn thưa không thể uống được ly nước nóng lúc trời mùa hè đang nắng và nóng Bác đã nói: “Nước nóng, lại trong khi trời nóng, cả chú và Bác đều không uống được.Khi chú nóng, những lời nói của chú chiến sĩ cũng không tiếp thu được. Hòa nhã, điềm đạm cũng như cốc nước nguội dễ uống, dễ tiếp thu hơn”.

Từ câu chuyện, cho chúng ta hai điều cần suy ngẫm

Thứ nhất: Bác Hồ là người rất quan tâm đến chăm lo giáo dục và rèn luyện đạo đức cho cán bộ.  Theo Bác, người cán bộ, trước hết là phải có “đức”, có “tài”, nhưng phải lấy đức làm gốc. Bác quan niệm đạo đức như nguồn của sông, như gốc của cây “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”. Bởi xét cho cùng đạo đức là cái quý nhất, là linh hồn của một con người, một xã hội, một chế độ và một nền văn minh. Đạo đức là cái tiền đề  tiên quyết, là giá trị thuộc về nhân cách con người, là sức mạnh để người cách mạng thực hiện lý tưởng, mục tiêu của mình. Cho nên, từ khi bước chân ra đi tìm đường cứu nước, chuẩn bị thành lập Đảng và trước các bước chuyển của cách mạng Bác hết sức quan tâm đến việc giáo dục đạo đức cho cán bộ, đảng viên. Bởi theo Người: “Có đạo đức cách mạng thì gặp khó khăn, gian khổ, thất bại không rụt rè, lùi bước”; “khi gặp thuận lợi, thành công vẫn giữ vững tinh thần gian khổ, chất phác khiêm tốn”, mới  “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”; “lo hoàn thành nhiệm vụ cho tốt chứ không kèn cựa về mặt hưởng thụ; không công thần, không quan liêu, không kêu ngạo, không hũ hóa”. Người  yêu cầu người cán bộ phải có đạo đức, đặc biệt là phải thương yêu con người, sống có tình có nghĩa. Vì vậy, có thể nói hành vi quát mắng với cán bộ là vi phạm đạo đức cách mạng. Cho nên, dù mới nghe dư luận, xét về sự việc thì tuy chưa lớn… nhưng Bác đã kịp thời uốn nắn. Bởi vì theo Bác: “ Điều gì trái, thì hết sức tránh, dù là một điều trái nhỏ”

Thứ hai: Cũng từ câu chuyện, đã thể hiện phương pháp giáo dục của Bác. Bác giáo dục cán bộ dưới quyền của mình không những rất kịp thời và cách giáo dục của Bác rất nhẹ nhàng, sâu sắc, thắm đượm tình thương người và cũng rất hiệu quả.

Cha ông ta, đã dạy:

                             Lời nói chẳng mất tiền mua,

                          Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

          Không những thế, lời nói thể hiện nhân cách, đạo đức của con người. Thiết nghĩ bài học đạo đức mà Bác Hồ dạy cho người cán bộ trung đòan không chỉ cho đồng chí ấy mà cả chúng ta. Mỗi ngaỳ chúng ta hãy đến với nhau bằng nụ cười và giành cho nhau tình yêu thương, động viên nhau trong công việc. Trí Ánh-Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Trị

615 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.
Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 811
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 811
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 87016654