TỪ CHUYỆN BÁC HỒ THĂM TẾT, NGHĨ VỀ TẤM LÒNG LÃNH TỤ 

Tết Quý Mão, năm 1963 Bác Hồ đã đề nghị Bộ Chính trị và Bộ Công an bố trí để Bác đi thăm chợ Đồng Xuân - một trung tâm buôn bán sầm uất nhất thủ đô Hà Nội lúc bấy giờ.

Sáng sớm ngày 24 tháng 1 năm 1963, tức là ngày 30 Tết Quý Mão trời mưa lất phất thêm vào là cái lạnh của những ngày cuối đông như cắt da, cắt thịt, Bác và hai đồng chí cảnh vệ đi chợ Tết theo kế hoạch đã định.

Bác hoá trang thành một cụ già, đầu đội chiếc mũ cát đã cũ, đeo kính lão, mặc bộ quần áo nâu đã bạc màu và chiếc áo bông giữ ấm; bên ngoài khoác chiếc áo mưa bằng vải bạt; cổ quàng khăn len quấn mấy vòng để che kín bộ râu; chân đi đôi dép cao su. Chỉ vậy thôi, cũng đã nói lên cuộc sống của Bác giản dị, gần gũi Nhân dân đến nhường nào.

Với cuộc sống đời thường cũng vậy, nhà ở của Bác chỉ là một ngôi nhà sàn bằng gỗ, lợp ngói. Trên gác có hai phòng, mỗi phòng hơn 10m2 , Bác vẫn đề nghị để đồng chí Phạm Văn Đồng sử dụng một phòng để khỏi lãng phí. Đôi dép cao su mà Bác thường dùng được cắt ra từ lốp một chiếc xe của Pháp bị ta phục kích từ những ngày ở Việt Bắc. Mặc dù, đôi dép đã quá cũ, quai đã mòn phải đóng đinh đi, đóng đinh lại nhưng Bác vẫn sử dụng, kể cả khi tiếp khách quốc tế. Hay như chiếc ô tô hiệu Pa-bê-ta sản xuất tại Liên Xô cũng không còn mới nhưng Bác bảo “vẫn dùng được” thì chưa nên thay. Trong cuộc sống, sinh hoạt, Bác chi tiêu rất dè xẻn, cân nhắc từng xu: Liên hoan mừng thành lập Đảng cũng chi có bát cơm, món xào, tô canh, đĩa cá. Chiêu đãi đồng chí Lý Bội Quân, người đã mua chiếc máy chữ từ Hải Phòng về tặng Người năm 1939, Bác cũng chỉ khao: Một món canh và hai đĩa thức ăn, thêm hai lạng rượu, tổng cộng chưa hết một đồng bạc. Những ngày trong tù, khi nghe tin Hồng quân Liên Xô bắt sống 33 vạn quân Hítle ở Xtalingrat, Bác đã nhờ người lính gác mua dùm ít kẹo và dầu chả quẩy rồi ngồi một mình “chén tạc, chén thù”, rất đàng hoàng vui vẻ…Những câu chuyện cảm động về tính tiết kiệm của Người còn nhiều, nhiều nữa, làm sao kể hết. Bác của chúng ta là người không và không bao giờ tự cho phép mình có mức sống xa lạ với những người xung quanh, mức hưởng thụ cao hơn chiến sĩ, đồng bào, dù Người có quyền được như vậy.

Mỗi năm Tết đến xuân về, Bác dạy: "Suốt năm chúng ta thi đua lao động, sản xuất, những ngày Nguyên đán, chúng ta vui chơi một hôm để chào xuân. Việc đó cũng đúng thôi. Nên chúng ta mừng xuân một cách vui vẻ”. Trong bao nhiêu việc phải lo, điều Bác luôn dặn các cấp uỷ đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể và cả cộng đồng dân cư là phải quan tâm đến người nghèo, người cô đơn, không nơi nương tựa... Đối với các nơi có cán bộ công nhân, nhất là các bạn chuyên gia nuớc ngoài phải làm việc trong những ngày Tết, Người không quên căn dặn "Cán bộ phải chú ý chăm lo sinh hoạt của anh em trong ngày Tết. Đối với các đồng chí công nhân, cán bộ bạn bè giúp ta mà các đồng chí ấy xa nhà trong dịp Tết Nguyên đán này, ta càng chú ý chăm sóc".

Tết đến, Bác thường đi thắp hương các Nghĩa trang Liệt sĩ, thăm các gia đình chính sách, các cụ bô lão, các cơ quan đơn vị có nhiều thành tích trong năm và cả những đơn vị còn khó khăn truyền thêm niềm tin để họ phấn đấu trong năm mới. Có năm Bác đến thăm một gia đình mà trong đêm giao thừa phải đi gánh nước thuê lấy tiền mua gạo.

Lần này cũng là một lần như thế, khi đến chợ Đồng Xuân, chỗ nào Bác cũng quan sát rất kỹ, tìm hiểu thái độ, mối quan hệ giữa người mua với người bán và giá cả từng mặt hàng. Người mua sắm hàng Tết đông như nêm, vài ngươì sơ ý chạm vào Bác, họ quay lại lễ độ xin lỗi, Bác gật đầu đáp lại và cười độ lượng.

Bác của chúng ta là thế đó. Chính những nghĩa cử, cuộc sống thanh bạch và những chăm chút cho nhân dân từ những việc tưởng như nhỏ ấy của Người đã làm nên điều vĩ đại của một nhân cách lớn. Cũng chính vì lẽ ấy, không chỉ nhân dân ta một mực tôn kính Người, mà bạn bè trên thế giới cũng hết sức ngưỡng mộ.

Tết Quý Mão-2023 đã đến gần, vậy là 54 năm Bác không còn đi chợ Tết, nhưng có lẽ chuyến đi chợ Tết 60 năm trước của Bác vẫn là bài học lớn cho tất cả chúng ta, nhất là khi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người. Trí Ánh

159 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.
Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 987
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 987
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 87024521