8.00': Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Khắc Định trình bày Báo cáo tóm tắt kết quả giám sát về việc thực hiện chính sách, pháp luật về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2016.
Báo cáo cho biết, Đoàn giám sát đã tiến hành giám sát thực tế, nghiên cứu tài liệu, làm việc trực tiếp tại các cơ sở được giám sát ở Trung ương, địa phương, Đoàn đã xây dựng báo cáo trình Quốc hội.
Trong giai đoạn 2011-2016, Chính phủ và các bộ, ngành địa phương đã có nhiều nỗ lực, đạt nhiều kết quả quan trọng trong thực hiện cải cách bộ máy hành chính nhà nước. Hệ thống các VBQPPL tiếp tục được hoàn thiện, thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng về lĩnh vực này....
Nêu bật những kết quả đã đạt được, báo cáo cũng chỉ ra những tồn tại, bất cập cần điều chỉnh trong cải cách bộ máy nhà nước như: Nhiều quy định vẫn còn chồng chéo, thiếu thống nhất, một số văn bản chất lượng chưa cao,...
Cơ cấu tổ chức Chính phủ được giữ ổn định, không tăng đầu mối, tuy nhiên tổ chức bộ máy của Chính phủ vẫn chậm được điều chỉnh theo hướng tinh gọn, còn nhiều tổ chức mang tính liên ngành, quy trình xử lý công việc còn chậm...
Đối với các bộ, ngành, mô hình tổ chức tổng cục, cục, vụ chưa thống nhất, vẫn còn nhiều phòng...; tình trạng trung ương có cơ quan nào, địa phương có cơ quan đó vẫn là phổ biến... Cơ cấu tổ chức bên trong cơ quan chuyên môn cấp tỉnh vẫn cồng kềnh... Mô hình tổ chức cấp xã, thôn, tổ dân phố còn nhiều bất cập, hạn chế...
Biên chế công chức được quản lý chặt chẽ hơn và có xu hướng giảm, tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập, tinh giản biên chế chưa đi vào thực chất,...
Số đơn vị sự nghiệp công lập tăng lên và chưa có xu hướng giảm, số người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập tăng nhanh, việc thực hiện cơ chế tự chủ chưa đạt nhiều kết quả,...
Báo cáo cũng nêu rõ các nguyên nhân chủ quan, khách quan về những bất cập hạn chế, xác định trách nhiệm của Quốc hội, UBTVQH, Chính phủ, các bộ ngành, cấp ủy, chính quyền địa phương, nêu các bài học kinh nghiệm và đề xuất các giải pháp, kiến nghị tạo cơ sở pháp lý để tiếp tục đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy hành chính nhà nước trong giai đoạn tới.
8.27': Các ĐBQH thảo luận làm rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; xác định các nguyên nhân chủ quan, khách quan của những tồn tại, yếu kém, chỉ ra những lực cản và kiến nghị các giải pháp cụ thể nhằm thúc đẩy tiến trình cải cách trong thời gian tới.
Đại biểu Phùng Đức Tiến (Hà Nam) tham luận các vấn về: Đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ trong xây dựng Chính phủ điện tử; đồng thời góp ý các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; tinh giản bộ máy, tinh giảm biên chế; rà soát, sắp xếp lại, đẩy mạnh cơ chế tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập; xây dựng cơ chế tương tác giữa người dân với hệ thống cơ quan hành chính quốc gia...
Đại biểu Lê Anh Tuấn (Hà Tĩnh):
|
Liên quan đến nội dung này, Chính phủ đã có Báo cáo số 392/BC-CP ngày 22/9/2017 về thực hiện chính sách, pháp luật về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước giai đoạn 2011 -2016 (do Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân, thay mặt Chính phủ, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ ký).
Nêu những chủ trương, chính sách lớn của Đảng, Nhà nước về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, báo cáo cho biết, trong giai đoạn 2011 - 2016, việc thực hiện chính sách, pháp luật về CCHC nhà nước đã đạt được những kết quả cụ thể về: Kết quả rà soát vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ máy hành chính nhà nước; kết quả sắp xếp, cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; kết quả triển khai cơ chế tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập; kết quả rà soát biên chế, công chức, số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập và cán bộ, công chức cấp xã, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, bản, tổ dân phố.
Đồng thời báo cáo cũng chỉ ra những yếu tố liên quan, tác động đến cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; việc thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại và xử lý vi phạm pháp luật trong việc thực hiện chủ trương, pháp luật về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; những khó khăn, vướng mắc.
Trên cơ sở đó, báo cáo đánh giá những kết quả đạt được, chỉ ra những tồn tại hạn chế, nguyên nhân của những tồn tại hạn chế (về tổ chức bộ máy, về quản lý biên chế, về tinh giản biên chế), trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức cá nhân liên quan và đề xuất giải pháp (nhóm giải pháp về nhận thức; nhóm giải pháp về thể chế chính sách; nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện; nhóm giải pháp về nguồn lực), kiến nghị nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước trong thời gian tới.
Cơ bản rà soát, xác định cụ thể chức năng, nhiệm vụ của từng Bộ ngành
Về kết quả rà soát về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ máy hành chính nhà nước, báo cáo cho biết trong giai đoạn này, về cơ bản, Chính phủ đã rà soát, điều chỉnh, xác định rõ, cụ thể chức năng, nhiệm vụ của từng Bộ, cơ quan ngang Bộ, bảo đảm thực hiện nhất quán nguyên tắc: Một việc chỉ do một cơ quan, một người chịu trách nhiệm; những việc có liên quan đến cơ quan khác thì xác định rõ cơ quan chịu trách nhiệm chính và cơ quan phối hợp thực hiện; khắc phục chồng chéo, trùng dẫm hoặc chia cắt trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực; chuyển phù hợp những công việc không nhất thiết Chính phủ, cơ quan hành chính các cấp phải thực hiện để giao cho các tổ chức xã hội, tổ chức phi Chính phủ, doanh nghiệp, người dân đảm nhiệm, vừa tạo điều kiện tinh gọn bộ máy hành chính, vừa nâng cao hiệu quả hoạt động chung của toàn xã hội.
Tuy nhiên, trên thực tế tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao, vẫn còn một số vấn đề chồng chéo, giao thoa, đan xen.
Cụ thể là, trong giai đoạn đầu nhiệm kỳ Chính phủ 2011 - 2016, còn 16 vấn đề chồng chéo, giao thoa, đan xen; 2 vấn đề còn bỏ trống; 4 vấn đề cần tăng cường phối hợp.
Đến nay, qua rà soát, tổng hợp báo cáo của các Bộ, ngành, địa phương đã xác định 3 vấn đề còn có sự giao thoa và 9 vấn đề cần có sự phân công, phối hợp quản lý giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ (Phụ lục IIc). Các vấn đề giao thoa này sẽ được Chính phủ tập trung chỉ đạo để khắc phục trong quá trình hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng Bộ, cơ quan ngang Bộ trong nhiệm kỳ 2016-2021.
Bộ máy Chính phủ còn 30 cơ quan, giảm 8 đầu mối
Về kết quả sắp xếp, cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, báo cáo cho biết, Chính phủ nhiệm kỳ 2007-2011 có 30 cơ quan, gồm: 18 Bộ, 4 cơ quan ngang Bộ; 8 cơ quan thuộc Chính phủ.
So với Chính phủ khoá XI giảm được 8 đầu mối, cụ thể: Giảm 4 Bộ, cơ quan ngang Bộ (do hợp nhất Bộ Công nghiệp và Bộ Thương mại thành Bộ Công Thương; hợp nhất Bộ Thuỷ sản và Bộ NNPTNT thành Bộ NNPTNT; hợp nhất Bộ Văn hoá - Thông tin với Uỷ ban Thể dục Thể thao thành Bộ VHTTDL và giải thể Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em) và giảm 4 cơ quan thuộc Chính phủ (chuyển Tổng cục Du lịch vào Bộ VHTTDL quản lý; chuyển Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Ban Tôn giáo Chính phủ, Ban Cơ yếu Chính phủ vào Bộ Nội vụ quản lý).
Tổ chức bộ máy của Chính phủ nhiệm kỳ 2011-2016, 2016-2021 được giữ ổn định như Chính phủ nhiệm kỳ 2007-2011.
Ngoài các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ nêu trên, hiện nay còn có một số tổ chức khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập, gồm: Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; Văn phòng Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng Trung ương (đã đưa về Ban Nội chính Trung ương); các Ban Chỉ đạo hoạt động theo hình thức tổ chức phối hợp liên ngành do Thủ tướng Chính phủ hoặc Phó Thủ tướng Chính phủ đứng đầu, trong đó quy định về Văn phòng giúp việc Ban Chỉ đạo có biên chế công chức chuyên trách; Hội đồng cạnh tranh.
Giảm số vụ; tăng số Tổng cục, cục
Về sắp xếp, kiện toàn cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, báo cáo cho biết, số lượng vụ, cục, tổng cục và tổ chức tương đương, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ của Chính phủ nhiệm kỳ 2007 - 2011, 2011 - 2016, 2016 - 2021 được tổng hợp như sau (chi tiết xem Phụ lục III, Phụ lục IV):
STT
|
Tổ chức, đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ
|
Trước 7/2011
|
Từ 8/2011-7/2016
|
Từ 8/2016- 31/12/2016
|
1
|
Vụ và tương đương
|
258
|
266
|
267
|
2
|
Cục thuộc Bộ
|
105
|
134
|
134
|
3
|
Tổng cục và tổ chức tương đương
|
41
|
40
|
40
|
4
|
Đơn vị sự nghiệp công lập
|
126
|
133
|
133
|
Theo báo cáo, qua sắp xếp, kiện toàn cơ cấu tổ chức của Bộ, tổ chức chỉ thực hiện chức năng tham mưu (vụ) có xu hướng giảm, tổ chức quản lý chuyên ngành vừa thực hiện chức năng tham mưu, vừa tổ chức thực thi (tổng cục, cục) theo phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ có xu hướng tăng là cần thiết và hợp lý trước yêu cầu đòi hỏi quản lý chuyên sâu đối với ngành, lĩnh vực; góp phần nâng cao tính ổn định của hệ thống tổ chức hành chính nhà nước; tạo điều kiện để mở rộng hơn quy mô tổ chức các Bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực; giúp các Bộ, cơ quan ngang Bộ tập trung nhiều hơn vào quản lý vĩ mô, phối hợp giải quyết đồng bộ các vấn đề liên ngành có hiệu quả hơn.
Trong quá trình tổ chức mô hình Bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực cho thấy, các chuyên ngành là cơ sở tổ chức quản lý để phát triển; từ đó dù tách hay nhập tổ chức theo mô hình quản lý nào vẫn không mất đi tính chuyên ngành, kể cả trường hợp sáp nhập, hợp nhất hoặc giải thể một Bộ nào đó, thì các cơ quan quản lý chuyên ngành vẫn được duy trì phát triển và chuyển giao cho các Bộ tương ứng quản lý.
Đối tượng chuyên ngành cần quản lý chuyên sâu, ổn định, thường xuyên, liên tục trong mối quan hệ phát triển đa ngành, đa lĩnh vực phù hợp với sự phát triển tương xứng của lực lượng sản xuất và tiến bộ khoa học - kỹ thuật - công nghệ.
Theo đó, các tổ chức quản lý chuyên ngành có tính độc lập tương đối theo đặc điểm, tính chất của từng chuyên ngành. Vì vậy, các tổ chức quản lý chuyên ngành tuy nằm trong cùng cơ cấu tổ chức của Bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, nhưng không hoà tan mất tính chuyên ngành mà quan trọng hơn là hình thành cơ chế phối hợp thực hiện chức năng, nhiệm vụ giữa các chuyên ngành trong cơ cấu đa ngành, đa lĩnh vực để bổ sung, hỗ trợ, tạo hợp lực phát triển có hiệu quả hơn.
* Về số phòng trong vụ thuộc Bộ, báo cáo cho biết, qua 11 Nghị định đã được Chính phủ ban hành trong nhiệm kỳ 2016 - 2021 (tính đến thời điểm 31/5/2017), số lượng phòng trong vụ thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ đã giảm 26 phòng so với nhiệm kỳ Chính phủ 2011 – 2016.
* Về số lượng ban và tương đương, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ cấu tổ chức của cơ quan thuộc Chính phủ (nhiệm kỳ 2007-2011, 2011-2016 và 2016-2021) được tổng hợp như sau (chi tiết xem Phụ lục III, Phụ lục IV):
STT
|
Tổ chức, đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của cơ quan thuộc Chính phủ
|
Trước 7/2011
|
Từ 8/2011-7/2016
|
Từ 8/2016- 31/12/2016
|
1
|
Ban và tương đương
|
49
|
53
|
53
|
2
|
Đơn vị sự nghiệp công lập
|
147
|
166
|
166
|
Tăng số lượng tổ chức hành chính ở cấp tỉnh, cấp huyện
Về sắp xếp, kiện toàn các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện, tổng quan sắp xếp, tổ chức lại cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện giai đoạn 2011-2016 như sau:
STT
|
Cơ quan chuyên môn
|
Trước 7/2011
|
Từ 8/2011-7/2016
|
Từ 8/2016– 31/12/2016
|
I
|
Ở cấp tỉnh
|
|
|
|
1
|
Cơ quan được tổ chức thống nhất
|
17
|
17
|
17
|
2
|
Cơ quan được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị và đặc thù
|
03
|
04
|
04
|
a
|
Sở Ngoại vụ
|
31
|
49
|
49
|
b
|
Ban Dân tộc
|
44
|
47
|
47
|
c
|
Sở Quy hoạch – Kiến trúc
|
02
|
02
|
02
|
d
|
Sở Du lịch
|
0
|
13
|
13
|
II
|
Ở cấp huyện
|
|
|
|
1
|
Cơ quan được tổ chức thống nhất
|
10
|
10
|
10
|
2
|
Cơ quan được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị
|
02
|
02
|
02
|
3
|
Cơ quan được tổ chức phù hợp đặc điểm đặc thù
|
01
|
01
|
01
|
|
Phòng Dân tộc
|
314
|
332
|
332
|
Đối với các huyện đảo: Số lượng các cơ quan chuyên môn không quá 10 phòng. Riêng huyện đảo Phú Quốc được tổ chức 12 phòng (theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ tháng 3/2016). Hiện nay, có 12 huyện đảo có chính quyền địa phương cấp huyện và 11 huyện đảo đã thành lập phòng chuyên môn.
Tổng hợp số lượng tổ chức hành chính ở cấp tỉnh, cấp huyện như sau (Phụ lục VIIa, Phụ lục VIIb):
STT
|
Số lượng tổ chức hành chính
|
Trước 7/2011
|
Từ 8/2011-7/2016
|
Từ 8/2016 – 31/12/2016
|
1
|
Cơ quan chuyên môn cấp tỉnh
|
1.148
|
1.182
|
1.182
|
2
|
Phòng và tương đương thuộc cơ quan chuyên môn cấp tỉnh
|
8.702
|
8.861
|
8.794
|
3
|
Chi cục thuộc cơ quan chuyên môn cấp tỉnh
|
1.084
|
1.105
|
1.095
|
4
|
Phòng chuyên môn cấp huyện
|
8.656
|
8.854
|
8.854
|
Báo cáo lý giải, số lượng tổ chức hành chính ở cấp tỉnh, cấp huyện tăng trong giai đoạn 2011-2016 chủ yếu do thành lập mới các cơ quan chuyên môn đặc thù trên cơ sở đáp ứng tiêu chí, điều kiện và tăng đơn vị hành chính cấp huyện.
Báo cáo cho biết thêm, ngoài các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện nêu trên, ở cấp tỉnh còn có một số tổ chức hành chính khác được thành lập theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, gồm: Văn phòng Đoàn Đại biểu quốc hội và HĐND, đến cuối nhiệm kỳ 2011-2016 của Chính phủ, được tách thành 2 Văn phòng: Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội (thành lập năm 2015 theo quy định của Luật tổ chức Quốc hội năm 2014) và Văn phòng HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (thành lập năm 2016 theo quy định của Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015); 64 Ban Quản lý các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu trực thuộc UBND cấp tỉnh; Văn phòng Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng tỉnh (nay chuyển về Ban Nội chính tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương).
Ngoài ra, theo số liệu báo cáo của 19/22 Bộ, cơ quan ngang Bộ và 8 cơ quan thuộc Chính phủ, tính đến ngày 10/12/2016 có 123 tổ chức phối hợp liên ngành (77 tổ chức do Thủ tướng Chính phủ hoặc các Phó Thủ tướng Chính phủ đứng đầu, 46 tổ chức do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ đứng đầu) đang hoạt động với nhiều tên gọi khác nhau (Phụ lục VIII).
Số lượng cấp phó vượt do nguyên nhân khách quan
Về số lượng cấp phó trong tổ chức hành chính từ Trung ương đến cơ sở, báo cáo tổng hợp số liệu như sau (Phụ lục IX, X, XI, XII, XIII):
STT
|
Bình quân số lượng cấp phó trong các tổ chức hành chính
|
Trước 7/2011
|
Từ 8/2011-7/2016
|
Từ 8/2016- 31/12/2016
|
1
|
Thứ trưởng và tương đương
|
5,55
|
6,14
|
4,82
|
2
|
Phó Tổng cục trưởng và tương đương
|
2,78
|
3,22
|
3,22
|
3
|
Phó Cục, Vụ trưởng thuộc Bộ
|
2,87
|
2,64
|
2,58
|
4
|
Phó Cục, Vụ trưởng thuộc Tổng cục
|
2,1
|
2,31
|
2,35
|
5
|
Phó Giám đốc sở và tương đương
|
3,00
|
3,05
|
3,03
|
6
|
Phó Trưởng phòng chuyên môn thuộc sở
|
1,32
|
1,46
|
1,47
|
7
|
Phó Trưởng phòng chuyên môn cấp huyện và tương đương
|
1,55
|
1,73
|
1,75
|
Về cơ bản, số lượng cấp phó tại các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, trong một số thời điểm tại một số tổ chức, số lượng cấp phó có vượt so với quy định, nhưng chủ yếu là do nguyên nhân khách quan trong việc sắp xếp tổ chức quản lý đa ngành, đa lĩnh vực và yêu cầu của công tác cán bộ và được các Bộ, ngành, địa phương xây dựng phương án, lộ trình giảm dần về số lượng theo quy định.
Qua việc kiện toàn cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh cho thấy, do số lượng đầu mối tổ chức bên trong của các cơ quan này tăng khi biên chế cơ bản giữ ổn định và thực hiện chính sách tinh giản biên chế nên số lượng công chức giữ vị trí lãnh đạo quản lý từ cấp phó phòng trở lên trong các tổ chức hành chính cao, dẫn đến mất cân đối giữa số lượng người giữ chức danh lãnh đạo, quản lý và số công chức tham mưu.
1109 đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ; 55105 thuộc địa phương
Báo cáo cho biết, tổng số các đơn vị sự nghiệp công lập và ngoài công lập đến nay khoảng 86.000.
Trong đó, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (Phụ lục XIV) tính đến thời điểm 31/12/2016 tổng số là 1.109 đơn vị.
Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc địa phương (Phụ lục XVa, XVb), tính đến thời điểm 31/12/2016, tổng số là 55.104 đơn vị. Trong đó, thuộc UBND cấp tỉnh 486; thuộc cơ quan chuyên môn cấp tỉnh 10.217; thuộc UBND cấp huyện 44.401.
STT
|
Số lượng đơn vị sự nghiệp công lập
|
Trước 7/2011
|
Từ 8/2011- 7/2016
|
Từ 8/2016- 31/12/2016
|
1
|
Thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
|
1.055
|
1.109
|
1.109
|
2
|
Thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
|
634
|
486
|
486
|
3
|
Thuộc cơ quan chuyên môn cấp tỉnh
|
9.879
|
10.482
|
10.217
|
4
|
Thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện
|
42.023
|
44.762
|
44.401
|
Trong quá trình triển khai Nghị quyết số 39-NQ/TW và Quyết định số 2218/QĐ-TTg, một số đơn vị sự nghiệp công lập tại địa phương được sắp xếp lại theo hướng thu gọn đầu mối như: Hợp nhất các Trung tâm Xúc tiến trong các lĩnh vực đầu tư, thương mại và du lịch thuộc các Sở để thành lập 1 Trung tâm có chức năng, nhiệm vụ xúc tiến đầu tư cả 3 lĩnh vực trực thuộc UBND cấp tỉnh; Hợp nhất Trung tâm Dạy nghề, Trung tâm Giáo dục thường xuyên, Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp công lập cấp huyện thành Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên trực thuộc UBND cấp huyện; Hợp nhất các Ban Quản lý dự án (hoạt động với tính chất đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ hoàn toàn); Hợp nhất Trung tâm Phát triển quỹ đất và Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng tại một số địa phương.
30.219 đơn vị sự nghiệp công lập được giao tự chủ tài chính
Về kết quả thực hiện cơ chế tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công lập (theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP), theo kết quả tổng hợp của Bộ Tài chính (tổng hợp chưa đầy đủ của các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương), đến năm 2015, cả nước có 30.219 đơn vị sự nghiệp công lập đã được giao tự chủ tài chính, gồm 1.114 đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo chi phí hoạt động (3,7%), tăng 322 đơn vị so với năm 2006; 10.827 đơn vị sự nghiệp đảm bảo một phần chi phí hoạt động (35,8%), tăng 1.411 đơn vị so với năm 2006; 18.287 đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động (60,5%), tăng 5.876 đơn vị so với năm 2006.
Triển khai cơ chế tự chủ theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP, Nghị định số 54/2016/NĐ-CP, Nghị định số 141/2016/NĐ-CP, tính đến hết năm 2016, theo báo cáo của Bộ Tài chính, kết quả thực hiện cơ chế tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập như sau: 109 đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư; 1.878 đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên; 12.841 đơn vị tự bảo đảm một phần chi thường xuyên. Các đơn vị còn lại do Nhà nước bảo đảm kinh phí hoạt động.
11 địa phương sử dụng vượt 7951 biên chế
Về quản lý biên chế cán bộ, công chức, tổng biên chế công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước từ Trung ương đến cấp huyện (khối Chính phủ quản lý) như sau:
STT
|
Biên chế công chức
|
Năm 2011
|
Năm 2014
|
Năm 2015
|
Năm 2016
|
Năm 2017
|
|
Tổng số
|
276.008
|
281.714
|
277.055
|
272.952
|
269.084
|
1
|
Bộ, cơ quan ngang Bộ
|
110.256
|
111.675
|
112.266
|
110.864
|
109.146
|
2
|
Tỉnh, TP trực thuộc TW
|
158.752
|
162.372
|
162.704
|
160.292
|
157.853
|
3
|
Cơ quan đại diện VN ở nước ngoài
|
|
1.078
|
1.085
|
1.085
|
1.085
|
4
|
Dự phòng
|
7.000
|
6.589
|
1000
|
711
|
1000
|
Hiện nay, có 11 địa phương sử dụng vượt 7.951 biên chế so với số biên chế công chức được Bộ Nội vụ giao.
Ngoài ra, tính đến 30/11/2016, các Bộ, ngành, địa phương ký lao động hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp là 19.900 người (18 Bộ, ngành 10.218 người; 46 địa phương 9.682 người).
Từ năm 2014 đến nay, biên chế tại các Hội có tính chất đặc thù hoạt động trong phạm vi cả nước ở Trung ương được giữ ổn định là: 686 biên chế.
1.272.807 cán bộ xã, thôn, tổ dân phố
Về cán bộ, công chức và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố, tính đến tháng 12/2016, số cán bộ, công chức cấp xã và số lượng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố hưởng lương từ ngân sách nhà nước là 1.272.807 người. Trong đó, cán bộ, công chức cấp xã 234.227 người; người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã 200.923 người; người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố 837.657 người.
Về quỹ lương và phụ cấp, tổng quỹ lương của cán bộ, công chức cấp xã và thực hiện khoán quỹ phụ cấp đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố (đã bao gồm BHXH và tính theo mức lương cơ sở 1.210.000 đồng/tháng) là 32.404,788 tỷ đồng/năm.
2.093.313 người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập
Về số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập, báo cáo cho biết, tổng số người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập của Bộ, ngành, địa phương được giao năm 2016 là 2.093.313 người (tăng so với năm 2011 là 121.736 người). Trong đó, ở Trung ương là 201.901 người; địa phương là 1.891.412 người.
Số viên chức có mặt tại thời điểm 31/12/2016 là 2.102.477 người. Trong đó ở Trung ương là 226.344 người; địa phương là 1.876.133 người.
Hiện nay, các Bộ, ngành, địa phương còn tự hợp đồng làm chuyên môn nghiệp vụ, cụ thể tính đến 30/11/2016 tổng hợp từ 64 bộ, ngành, địa phương có 144.914 người (18 Bộ, ngành: 21.436 người; 46 địa phương: 123.478 người).