Trưng bày 250 bức ảnh của nhà khoa học Hungary về người Bru-Vân Kiều 

(Chinhphu.vn) - Các bức ảnh phản ánh sinh động về đời sống, truyền thống, nghi lễ và đời sống hàng ngày của người Bru-Vân Kiều tại Việt Nam.

Tác giả Vargyas Gábor chia sẻ với khách tham quan về các bức ảnh tại triển lãm. Ảnh: TTXVN

Tối 21/2, Tổng Lãnh sự quán Hungary tại TPHCM phối hợp cùng Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM khai mạc trưng bày hình ảnh với chủ đề "Thần linh, tổ tiên và thầy cúng người Bru-Vân Kiều ở dãy Trường Sơn".

Ông Baloghdi Tibor, Tổng Lãnh sự Hungary tại TPHCM cho biết, triển lãm trưng bày hơn 250 bức ảnh của Tiến sĩ nhân học-xã hội học Hungary Vargyas Gábor về cuộc sống và tín ngưỡng của người Bru-Vân Kiều, một tộc người vùng cao điển hình của Đông Nam Á và là một trong 54 dân tộc thiểu số tại Việt Nam. Các bức ảnh phản ánh sinh động về đời sống, truyền thống, nghi lễ và đời sống hàng ngày của người Bru-Vân Kiều.

Triển lãm thể hiện sự gắn bó trong quan hệ hợp tác, giao lưu, trao đổi nghiên cứu của các nhà khoa học hai nước nói riêng và các lĩnh vực khác trong quan hệ hai nước nói chung. 

TS. Vargyas Gábor chia sẻ, những bức ảnh này được ông chụp từ năm 1985-1989 trong những chuyến nghiên cứu thực địa dân tộc học về người Bru-Vân Kiều ở Khe Sanh (tỉnh Quảng Trị), trong khuôn khổ hợp tác giữa hai Viện Hàn lâm khoa học Hungary và Việt Nam.

Theo TS. Vargyas Gábor, dù trải qua nhiều khó khăn, nhưng đó là thời gian thú vị nhất trong cuộc đời ông. Ông là một trong những nhà dân tộc học nước ngoài nổi tiếng nghiên cứu điền dã ở Việt Nam lâu năm nhất. Thông qua trưng bày, ông muốn kể với người xem câu chuyện về đức tin, cuộc sống…

Triển lãm diễn ra đến hết ngày 28/2.  Sau đó, toàn bộ ảnh triển lãm sẽ được trưng bày tại Khe Sanh, Quảng Trị và sẽ tặng lại cho địa phương.

TS. Vargyas Gábor là thành viên Hội đồng khoa học Viện Dân tộc học, Trung tâm Nghiên cứu khoa học nhân văn, Viện Hàn lâm Khoa học Hungary. Ông nghiên cứu về văn hóa các tộc người ở Đông Nam Á và châu Đại Dương và đã thực hiện nhiều chuyến điền dã dân tộc học ở nhiều quốc gia như Papua New Guinea, Trung Quốc, Thái Lan, Lào...

Ở Việt Nam, ông đã dành nhiều năm sống cùng với cộng đồng người Bru-Vân Kiều tại Quảng Trị (từ năm 1985-1989).  Công trình trong lĩnh vực nhân chủng học văn hóa của TS. Vargyas Gábor không chỉ quan trọng đối với Việt Nam và Hungary mà còn đóng góp mạnh mẽ vào giá trị phổ quát của văn hoá thế giới.

BT

560 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Điểm tin trong Tỉnh

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 1053
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 1053
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 87090414