Trợ giúp học sinh có hoàn cảnh đặc biệt, bị xâm hại, bạo lực 

(Chinhphu.vn) - Bộ Giáo dục và Đào tạo đang dự thảo Thông tư hướng dẫn công tác xã hội trong trường học nhằm hỗ trợ học sinh nâng cao kiến thức và kỹ năng để tự giải quyết các khó khăn, căng thẳng, khủng hoảng và phát huy tiềm năng để thành công trong học tập và cuộc sống, đồng thời hạn chế học sinh bị xâm hại, bạo lực, bỏ học, vi phạm pháp luật.

 

Ảnh minh họa

Dự thảo nêu rõ việc thực hiện công tác xã hội trong trường học phải đảm bảo giữ bí mật các thông tin cá nhân của học sinh, chỉ chia sẻ thông tin với những cá nhân liên quan trong trường hợp cần thiết và có sự đồng ý của người được hỗ trợ.

Bên cạnh đó, tôn trọng các đặc điểm riêng biệt về bản thân, hoàn cảnh cá nhân, quan điểm, giá trị, niềm tin và quyền tự quyết của học sinh, nhân phẩm của học sinh, đặt học sinh vào vị trí trung tâm của các hoạt động trợ giúp.

Theo dự thảo, nội dung công tác xã hội trong trường học gồm: Phát hiện các nguy cơ trong và ngoài nhà trường có ảnh hưởng tiêu cực đến học sinh, các vụ việc liên quan đến học sinh có hoàn cảnh đặc biệt, bị xâm hại, bạo lực, bỏ học, vi phạm pháp luật.

Tổ chức các hoạt động phòng ngừa hạn chế nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, bị xâm hại, bạo lực, bỏ học, vi phạm pháp luật đối với học sinh; thực hiện quy trình can thiệp, trợ giúp đối với học sinh có hoàn cảnh đặc biệt, bị xâm hại, bạo lực, bỏ học, vi phạm pháp luật.

Đồng thời phối hợp với gia đình, chính quyền địa phương và các tổ chức cung cấp dịch vụ hỗ trợ tại cộng đồng, thực hiện việc can thiệp, trợ giúp đối với các học sinh cần can thiệp trợ giúp khẩn cấp, hoặc các học sinh, giáo viên có nhu cầu. Tổ chức các hoạt động hỗ trợ học sinh hòa nhập cộng đồng sau can thiệp hoặc các học sinh, giáo viên, phụ huynh có nhu cầu.

Can thiệp, trợ giúp

Dự thảo nêu rõ, người được phân công làm đầu mối triển khai công tác xã hội trong trường học tiếp nhận thông báo và đánh giá ban đầu nhu cầu hỗ trợ của học sinh.

Tiếp đó, người được phân công làm đầu mối triển khai công tác xã hội trong trường học trao đổi, phỏng vấn học sinh và các đối tượng liên quan để xác minh lại thông tin và hiện trạng của học sinh. Đánh giá toàn diện nhu cầu cần hỗ trợ của học sinh dựa trên mức độ tổn thương và mức độ nguy cơ bị tổn thương.

Căn cứ kết quả xác minh và đánh giá nhu cầu của học sinh, Hiệu trưởng nhà trường quyết định phương án can thiệp, trợ giúp đối với học sinh.

Về hỗ trợ phát triển: Hỗ trợ học sinh sau khi kết thúc quy trình can thiệp, trợ giúp được tham gia một cách bình đẳng các hoạt động giáo dục tại nhà trường và cộng đồng…

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.

Lan Phương

457 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Kinh tế

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 882
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 882
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 87063439