Triển vọng mô hình nuôi bò 3B ở huyện Hướng Hóa 

Những năm qua, cùng với đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, hình thành các vùng chuyên canh các cây trồng chủ lực có năng suất, chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh trên thị trường, huyện Hướng Hóa đã chú trọng phát triển triển chăn nuôi nhằm khai thác có hiệu quả lợi thế về đất đai, nguồn lao động và còn là bước đệm để người dân mở rộng quy mô sản xuất theo hướng hàng hoá, nâng cao năng suất, hiệu quả, góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững cho người dân trên địa bàn.

Mô hình nuôi bò 3B ở Đoàn Kinh tế quốc phòng 337

Tận dung lợi thế địa hình có nhiều đồi bãi, nguồn thức ăn nông sản dồi dào, điều kiện khí hậu, thời tiết thuận lợi, trong những năm qua, huyện Hướng Hóa luôn quan tâm phát triển chăn nuôi, đặc biệt chăn nuôi đại gia súc. Đến nay, tổng đàn gia súc toàn huyện hơn 55 nghìn con, trong đó gần 16 nghìn con bò, chủ yếu là bò vàng Việt Nam và một số ít bò lai sind, brahman. Tuy nhiên, chăn nuôi gia súc vẫn còn hạn chế, đó là phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ với tập quán lạc hậu, chăn thả tự do vẫn còn khá phổ biến, hiệu quả thấp, chưa có sản phẩm đầu ra có tính cạnh tranh trên thị trường.

Nhằm sớm tổ chức lại sản xuất, tạo hướng làm ăn mới, nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần nâng cao giá trị nông nghiệp, kỳ họp thứ 13, HĐND huyện Hướng Hóa khóa XI, nhiệm kỳ 2021 – 2026 đã thông qua Đề án Phát triển chăn nuôi bò thịt BBB (3B) giai đoạn 2023 – 2025 định hướng đến năm 2030.

Theo đó, mục tiêu phát triển chăn nuôi bò thịt 3B theo hướng trang trại, gia trại, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất; chăn nuôi đảm bảo an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, vệ sinh môi trường và an toàn tực phẩm. Tăng cường liên kết, hợp tác trong chăn nuôi theo chuỗi liên kết giá trị. Nâng cao chất lượng loại vật nuôi chủ lực, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất chăn nuôi nhằm tăng năng suất, chất lượng, tăng khả năng cạnh tranh và giá trị sản phẩm chăn nuôi. Giai đoạn 2023 – 2025 triển khai hỗ trợ thực hiện 6 mô hình nuôi bò thịt 3B, tại các xã, thị trấn có điều kiện phù hợp, trong đó năm 2023 thực hiện 1 mô hình, năm 2024 thực hiện 2 mô hình, năm 2025 thực hiện 3 mô hình. Thời gian thực hiện 1 mô hình từ 16 – 18 tháng, không tính thời gian thiết kế ban đầu; dự kiến bò trong thời gian thiết kế đạt tối thiểu 180 – 200kg/con, tiếp tục nuôi tạo khung và vỗ béo đến khi xuất bán 16 – 18 tháng đạt trọng lượng từ 600 – 700kg/con.  Đối tượng tham gia là các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác xã, trang trại, gia trại, doanh nghiệp và đảm bảo có quỹ đất tối thiểu 0,5 ha để sản xuất nông nghiệp, có kinh nghiệm trong sản xuất cũng như điều kiện cơ sở vật chất, kinh phí đối ứng, có tâm huyết và cam kết trách nhiệm khi tham gia mô hình.

Đi đối với tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách phát triển chăn nuôi bò thịt 3B theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới; vận động người dân áp dụng mô hình chăn nuôi bò thịt 3B an toàn sinh học, bảo vệ môi trường; trước mắt huyện hỗ trợ con giống từ các cơ sở trong nước có uy tín thực hiện năm 2023 làm mô hình thí điểm để thực hiện chương trình phát triển nuôi bò thịt 3B, về lâu dài thực hiện phối giống bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo để chủ động nguồn giống tại địa phương thông qua các kênh đào tạo.

Giai đoạn 2026 – 2030, hỗ trợ 100% chi phí tinh phối giống cho các xã, thị trấn trên cơ sở bò cái nền đã có để chủ động nguồn giống thông qua phương pháp thụ tinh nhân tạo; hỗ trợ 100% chi phí tổ chức đào tạo, tập huấn, trang thiết bị đối với lực lượng thú y, khuyến nông; tập huấn cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu chăn nuôi bò thịt 3B để phát huy nguồn lực tại chỗ, nâng cao nhận thức cho người lao động trực tiếp chăn nuôi và phòng trừ dịch bệnh; hỗ trợ tiêm phòng đối với một số bệnh, như Lỡ mồn long móng, tụ huyết trùng, viêm da nổi cục…, khuyết khích cho tham quan, nghiên cứu, học tập các mô hình chăn nuôi bò chuyên thịt thâm canh đã thành công trong và ngoài tỉnh; quy hoạch tập trung vùng trồng cỏ để phục vụ chăn nuôi bò; dùng các nguyên liệu sẵn có như ngô, chuối, rau màu và một số thân, lá cây, phụ phẩm nông nghiệp như rau, củ, quả, hướng dẫn xây dựng các công thức chế biến thức ăn để cung cấp thức ăn cho bò; xây dựng chuồng trại cao ráo, thoáng về mùa hè, ấm về mùa đông… Ngân sách nhà nước hỗ trợ 50% về chi phí mua giống và vật tư thiết yếu; tổ chức, cá nhân đóng góp phần kinh phí còn lại và các chi phí đầu tư cơ bản khác như thức ăn bổ sung và xây dựng chuồng trại; hỗ trợ 100% kinh phí mua tinh phối giống, tổ chức, cá nhân đóng góp 100% kinh phí công phối cho lực lượng làm công tác thụ tinh nhân tạo. Tổng kinh phí dự kiến thực hiện giai đoạn 2023 – 2030 là 4.072.055.000 đồng, trong đó ngân sách huyện hỗ trợ 1.700.355.000 đồng; tổ chức, cá nhân đóng góp 2.371.700.000 đồng.

Triển vọng Đề án phát triển chăn nuôi bò thịt 3B được triển khai thực hiện sẽ góp phần nâng cao thu nhập cho người chăn nuôi, cải tạo đàn vật nuôi đáp ứng nhu cầu cung cấp, tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi theo xu hướng hiện đại; giải quyết việc làm, ổn định đời sống cho người lao động, thay đổi nhận thức của người chăn nuôi, thay đổi tập quán sản xuất từ quy mô nhỏ lẻ lên quy mô vừa và lớn gắn với chuỗi liên kết giá trị. Nguyễn Đình Phục

638 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Tin cơ sở

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 491
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 491
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 87633647