Ông có đề xuất gì về việc sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật thuế, pháp luật chuyên ngành liên quan để đáp ứng yêu cầu quản lý thuế đối với thương mại điện tử trong bối cảnh nền kinh tế số đang phát triển như vũ bão hiện nay?
GS.TS Hoàng Văn Cường: Về mặt khuôn khổ pháp luật thì về cơ bản chúng ta đã có để thực thi các nghiệp vụ, biện pháp để mà thu thuế trên nền tảng số. Tuy nhiên, cách mạng công nghiệp 4.0 thì nó thay đổi liên tục, nó tạo ra nhiều hành vi, nhiều hoạt động rất là mới thay đổi liên tục, có thể ngày hôm nay chúng ta biết rồi, đưa vào quy định nhưng có thể ngày mai lại không có nữa.
Chính vì vậy, sự cần thiết phải hoàn thiện về khuôn khổ pháp luật. Trước hết là liên quan đến đối tượng mà chúng ta phải điều chỉnh ở đây là đối tượng nào phải chịu thuế khi diễn ra các giao dịch ở trên mạng.
tôi cho rằng cần có độ phổ quát cao hơn. Ví như hiện nay, chúng ta thu thuế thông qua hành vi dòng tiền nhưng có thể người ta không dùng tiền Việt Nam mình thanh toán mà dùng các đồng tiền số, mà chúng ta hiện nay thì chưa thừa nhận đồng tiền số đấy nhưng thực tế vẫn đang diễn ra các hoạt động phát sinh thu nhập, kinh doanh, lấy các nguồn tiêu dùng của những người trong nước.
Vậy thì những đối tượng đấy có được đưa vào cơ chế điều tiết như thế nào. Và chúng tôi thấy rằng sẽ càng ngày càng xuất hiện nhiều thì chúng ta phải có khuôn khổ pháp luật có khả năng bao phủ được hết tất cả các hành vi.
Vấn đề đặt ra thứ 2 là khi thu thuế trên nền tảng số thì làm thế nào để thu đúng đối tượng, tránh tình trạng trốn thuế, mất bình đẳng, mất cạnh tranh không chỉ làm mất nguồn thu nhà nước mà mất bình đẳng giữa những người kinh doanh ở những lĩnh vực khác mà người ta phải nộp thuế còn anh thì thông qua mạng, nền tảng số lại trốn thuế.
Nhưng lại có yếu tố nữa là chúng ta đang khuyến khích về khởi nghiệp mà khởi nghiệp cũng phát sinh ở nền tảng số này, nếu không cận trọng chúng ta lại dùng một biện pháp quản lý thu được thuế nhưng lại ảnh hưởng đến môi trường của khởi nghiệp. Cho nên, môi trường pháp lý, khuôn khổ pháp lý phải làm sao giải quyết hài hòa các yếu tố này.
Liên quan đến quản lý thuế trên nền tảng số thì không phải chỉ riêng đối tượng người nộp thuế, hay sản phẩm, hàng hóa hay dịch vụ nộp thuế mà các biện pháp khác đi kèm theo.
Ví dụ như bây giờ chúng ta nói cũng cấp thông tin nhưng cung cấp thông tin thì pháp lý cho việc thu thập thông tin như thế nào, nó có ảnh hưởng gì đến chuyện anh sử dụng như thế là có vi phạm luật thông tin cá nhân hay không.
Ví dụ như các tài khoản ngân hàng giao dịch chúng ta có nghi ngờ thì ai có quyền được sử dụng, sử dụng đến đâu, khai thác đến đâu hay những thông tin giao dịch khác, bình thường có thể nghĩ đấy là các thông tin cá nhân nhưng đứng về mặt quản lý thuế, đặc biệt là thu thập thông tin dữ liệu lớn hay tự động thì buộc người ta phải được truy cập vào những dữ liệu, cơ sở nào. Và như vậy thì nền tảng pháp lý để cho những hoạt động đó được diễn ra một cách hợp pháp và chúng ta đảm bảo nó không vi phạm cá nhân nhưng vẫn đảm bảo được vấn đề liên quan đến quản lý.
Rồi vấn đề liên quan đến sàn, trước đây chúng ta có những hoạt động giao dịch trên các chợ bình thường, chúng ta quản lý những nơi diễn ra cụ thể, địa điểm thì hiện nay chủ yếu là các sàn.
Vậy thì, pháp lý của chúng ta trong chuyện quy định vai trò, trách nhiệm của những người tham gia vào cái sàn đó sẽ như thế nào, người bán, người trung gian dịch vụ như thế nào.
Tất cả những cái đó đòi hỏi phải có khuôn khổ pháp luật thực sự đồng bộ để cho tất cả các bên khi tham gia vào trong môi trường giao dịch ở trên mạng này thì đều chịu một điều tiết chung và nó đồng bộ thì chúng ta khi đấy mới có thể quản lý một cách hiệu quả.