Theo đó, đánh giá việc giải quyết TTHC là nhận xét, kết luận của cơ quan có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân về chất lượng và tiến độ thực hiện việc hướng dẫn, tiếp nhận, giải quyết, trả kết quả giải quyết TTHC của Bộ phận Một cửa, cán bộ, công chức, viên chức thực hiện và cơ quan giải quyết TTHC.
Việc đánh giá được thực hiện dựa theo nguyên tắc khách quan, chính xác, khoa học, minh bạch, công khai, công bằng, đúng pháp luật trong việc đánh giá, thu thập dữ liệu đánh giá và công bố kết quả đánh giá; lấy sự hài lòng của tổ chức, cá nhân về chất lượng và tiến độ giải quyết TTHC và kết quả, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ làm thước đo để đánh giá; bảo mật thông tin về tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, hợp tác khảo sát lấy ý kiến đánh giá; không can thiệp, gây áp lực, sửa chữa, làm sai lệch thông tin, số liệu, kết quả đánh giá; việc thu thập ý kiến đánh giá phải được thực hiện thường xuyên, liên tục.
Theo quy định của UBND tỉnh, việc đánh giá dựa trên 09 chỉ số đánh giá việc giải quyết TTHC. Nội dung đánh giá gồm 05 chỉ số: 1, 2, 3, 4 và 7 sử dụng để đánh giá và xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức thực hiện tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả giải quyết TTHC tại Bộ phận Một cửa hàng năm. Nội dung đánh giá gồm 04 chỉ số: 5, 6, 8 và 9 sử dụng để đánh giá các cơ quan, đơn vị, tổ chức tham gia tiếp nhận, giải quyết, trả kết quả hồ sơ TTHC.
Kết quả phân loại, xếp hạng trong giải quyết TTHC do UBND tỉnh công bố là căn cứ để xếp loại thi đua, khen thưởng và xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ của từng cán bộ, công chức và của cơ quan, đơn vị theo quy định.
Đồng thời, UBND tỉnh giao trách nhiệm cụ thể cho các cơ quan, đơn vị, địa phương nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả quy định về tổ chức đánh giá việc giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Lê Duy