Tỉnh Quảng Trị thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về bình đẳng giới 

Trong những năm qua, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo các cấp uỷ, chính quyền tổ chức thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị, Chương trình hành động số 43 - CTHĐ/TU của Tỉnh uỷ gắn với việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ chính trị của địa phương; xây dựng các nhiệm vụ, giải pháp nhằm thực hiện mục tiêu giải phóng phụ nữ và bình đẳng giới; giải quyết các vấn đề về lao động, việc làm, dạy nghề, giáo dục- đào tạo, chăm sóc sức khoẻ, bảo vệ bà mẹ và trẻ em; thực hiện Luật Bình đẳng giới, Luật Hôn nhân gia đình.

Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp cho phụ nữ được quan tâm hơn. Thông qua các chương trình, dự án chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật, kỹ năng quản lý doanh nghiệp, Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh đã phối hợp với Hội LHPN tỉnh, Sở Lao động- Thương binh và Xã hội, các ban ngành liên quan đào tạo nghề, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động đối với lao động nữ, đã góp phần đưa tỷ lệ phụ nữ có việc làm sau đào tạo đạt 80,6%. Trên cơ sở những chính sách về xoá đói, giảm nghèo cho phụ nữ, Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh đã cùng Hội LHPN tỉnh, Sở Lao động Thương binh và Xã hội khảo sát thực trạng đói nghèo trên địa bàn, nắm tổng số hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ để triển khai các hoạt động XĐGN, hỗ trợ vốn vay nhằm tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển kinh tế, tiến tới thoát nghèo bền vững. Nhờ vậy, trong 10 năm qua đã nhận  giúp đỡ 51.785 lượt hộ phụ nữ nghèo làm chủ hộ, trong đó, đỡ đầu 36.333 lượt hộ, đã có  10.761 lượt hộ thoát nghèo; trao tặng 121 “Mái ấm tình thương” trị giá 3.029.584.000 đồng cho 121 hộ phụ nữ chủ hộ nghèo, phụ nữ nghèo đặc biệt khó khăn chưa có nhà ở hoặc có nhà ở tạm bợ. Công tác Giáo dục - đào tạo nâng cao trình độ mọi mặt cho phụ nữ đã được các cấp, các ngành chú trọng. Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh đã phối hợp với Sở Giáo dục - Đào tạo, Sở Nội vụ, Ban Tổ chức Tỉnh uỷ, Hội LHPN tỉnh và các tổ chức đoàn thể tổ chức các mô hình học tập phù hợp cho phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ dân tộc thiểu số, phụ nữ vùng đặc biệt khó khăn. Nâng cao chất lượng dạy và học trong các cấp học Phổ thông, tại các trường chuyên nghiệp, trường dạy nghề trong tỉnh. Tăng cường cơ hội tiếp cận giáo dục - đào tạo cho phụ nữ và trẻ em nữ, tạo điều kiện cho phụ nữ nâng cao trình độ, tích cực tham gia vào việc xã hội hoá công tác giáo dục, góp phần cùng với tỉnh giữ vững và nâng cao chất lượng dạy và học.

Công tác chăm sóc sức khoẻ cho phụ nữ đã có sự chuyển biến tích cực. Sở Y tế đã phối hợp với Sở Lao động- Thương binh và Xã hội, Hội LHPN tỉnh, Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch, UBND các huyện, thành phố, thị xã để tuyên truyền và triển khai thực hiện Nghị quyết số 04/2007/NQ-HĐND, ngày 12/4/2007, của HĐND tỉnh về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ cho Nhân dân. UBND tỉnh đã ban hành Đề án “chính sách dân số kế hoạch hoá gia đình đến năm 2015 và định hướng đến 2020”; phát triển mạng lưới y tế từ tỉnh đến cơ sở nhằm chăm sóc sức khoẻ cho Nhân dân, đặc biệt là Nhân dân vùng núi, vùng biển; cấp thẻ BHYT cho đối tượng nghèo, chính sách, trong đó có phụ nữ; triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, đảm bảo cho phụ nữ được hưởng thụ các dịch vụ y tế cơ bản, làm tốt công tác chăm sóc sức khoẻ sinh sản.

Trong lĩnh vực sản xuất- kinh doanh, với các chính sách cho vay vốn, hỗ trợ giống, cây, con, KHKT, mở rộng phát triển thương mại, dịch vụ, khôi phục các ngành nghề truyền thống, chế biến nông, hải sản…đã được các cấp uỷ, chính quyền quan tâm tạo điều kiện cho chị em xây dựng nhiều mô hình phát triển kinh tế, giải quyết công ăn việc làm tăng thu nhập ổn định cuộc sống. Nhiều mô hình kinh tế có hiệu quả như VAC, VACR, kinh tế trang trại, gia trại, kinh doanh dịch vụ,... do phụ nữ làm chủ đang phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh. Tranh thủ các nguồn tài trợ của các tổ chức quốc tế, nguồn vốn của Trung ương, tỉnh, Hội LHPN tỉnh đã mở nhiều lớp tập huấn khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, quản trị kinh doanh, nhằm nâng cao kiến thức làm ăn cho phụ nữ. Tỷ lệ phụ nữ tham gia quản lý doanh nghiệp ngày càng tăng, nhiều doanh nghiệp do nữ làm chủ hoạt động ổn định, tạo việc làm cho nhiều lao động, quyền lợi của lao động nữ được quan tâm.

Trong lĩnh vực gia đình và xã hội, các cấp uỷ Đảng,  chính quyền đã tạo điều kiện, quan tâm đến quyền và lợi ích chính đáng của phụ nữ để phụ nữ có điều kiện thực hiện tốt vai trò người công dân, người lao động, người mẹ, người thầy đầu tiên của con người. Nhờ vậy phụ nữ được tôn trọng và bình đẳng hơn, địa vị của người phụ nữ trong gia đình và xã hội được phát huy. Thông qua cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”, phong trào thi đua "Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”, Hội LHPN các cấp đã góp phần thực hiện nhiệm vụ xây dựng đời sống văn hoá, ngăn ngừa, phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội, vận động cán bộ, hội viên xây dựng gia đình hạnh phúc.

Về công tác kiểm tra, giám sát các chính sách đối với phụ nữ, trong những năm qua, trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của UBMT, các đoàn thể chính trị - xã hội, tỉnh đã chỉ đạo thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra, giám sát việc thực hiện một số chính sách, luật pháp của Nhà nước liên quan đến quyền, lợi ích chính đáng của phụ nữ, như: Việc thực hiện Nghị định 67/NĐ-CP, ngày 13/4/2007, của Chính phủ về “Chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội” quy định trợ cấp cho phụ nữ nghèo, đơn thân đang nuôi con dưới 16 tuổi; Luật Phòng chống bạo lực gia đình; chính sách vay vốn cho hộ nghèo, xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, các hoạt động trợ cấp, hỗ trợ do thiên tai… Qua giám sát, đã phát hiện và giải quyết cho hàng trăm đối tượng phụ nữ nghèo, phụ nữ đơn thân có con dưới 16 tuổi làm hồ sơ để được hưởng trợ cấp theo tinh thần Nghị định 67/NĐ-CP của Chính phủ; giám sát việc thực hiện Luật Bình đẳng giới, vấn đề ký kết thoả ước lao động trong các doanh nghiệp đối với lao động nữ; kiểm tra việc thực hiện đề án “Làng không có người sinh con thứ 3 trở lên”; giám sát việc bình xét hộ nghèo theo tiêu chí mới hàng năm…Qua kiểm tra, giám sát, việc thực hiện các chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước có liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của phụ nữ được tôn trọng và thực hiện có hiệu quả. Các cấp Hội phụ nữ đã tích cực triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định 217-QĐ/TW, ngày 12/12/2013, của Bộ Chính trị về “Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị-xã hội”. Thủy Phương

736 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Tin tổng hợp

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 816
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 816
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 87027208