Các mô hình nông nghiệp sạch theo phương pháp canh tác tự nhiên, mô hình sản xuất nông nghiệp thông minh thích với biến đổi khí hậu (CSA) được duy trì và nhân rộng mang lại hiệu quả cao, đến nay đã phát triển được 60 ha lúa canh tác tự nhiên ở các xã: Triệu Trung, Triệu Sơn, Triệu Trạch và Triệu Tài; 180 ha mô hình CSA ở các xã: Triệu Độ, Triệu Thuận, Triều Tài, Triệu Ái, Triệu Trung và Triệu Giang. Năng suất lúa thu hoạch bình quân đạt 61,46 tạ/ha, tăng 9,46 tạ/ha. Giảm diện tích các giống lúa thoái hóa, bị nhiễm sâu bệnh. Ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất như: Phun thuốc diệt cỏ, thuốc bảo vệ thực vật bằng máy bay không người lái; công cụ gieo sạ hàng, phân bón hữu cơ vi sinh, chế phẩm Tricoderma phân hủy gốc rạ,... Đối với cây trồng khác: Toàn huyện gieo trồng 4.667,1 ha, tăng 39,5 ha[1]; trong đó: Diện tích Ngô gieo trồng 354 ha, tăng 19,9 ha, đạt 99,7% KH, năng suất bình quân đạt 51,5 tạ/ha, tăng 02 tạ/ha; Diện tích Khoai lang 430,5 ha, giảm 5,9 ha, đạt 105% KH, năng suất đạt 83,1 tạ/ha, tăng 1,6 tạ/ha; Diện tích Sắn 660 ha, tăng 10 ha, đạt 100% KH, năng suất đạt 130 tạ/ha, tăng 9,8 tạ/ha; Diện tích Lạc 310,2 ha, tăng 0,5 ha, đạt 98,2% KH, năng suất đạt 20,6 tạ/ha, tăng 7,3 tạ/ha; Diện tích Rau các loại 2.070 ha, giảm 23,7 ha, đạt 101% KH, năng suất đạt 109,2 tạ/ha, tăng 14,1 tạ/ha; Diện tích Đậu các loại 419 ha, tăng 13,3 ha, đạt 104,8% KH, năng suất đạt 10,04 tạ/ha, tăng 2 tạ/ha; Diện tích Ớt 190,5 ha, tăng 9 ha, đạt 95,3% KH; năng suất bình quân 55,6 tạ/ha, tăng 4,2 tạ/ha; Diện tích các cây trồng khác: 156,5 ha, tăng 7,5 ha, đạt 101% KH.
Ngành chăn nuôi tiếp tục dịch chuyển đúng hướng từ chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang chăn nuôi trang trại, chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao, liên kết sản xuất phù hợp với định hướng chiến lược phát triển chăn nuôi của huyện giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045. Hiện nay, trên địa bàn có 56 cơ sở chăn nuôi đạt quy mô trang trại, trong đó 41 trang trại quy mô nhỏ, 14 trang trại quy mô vừa, 01 trang trại quy mô lớn. Tổng đàn gia súc đạt 43.850 con, trong đó: Đàn trâu 1.255 con, tăng 05 con so với cùng kỳ, đạt 98,04% KH; đàn bò: đàn bò: 7.920 con, tăng 20 con đạt 97,8% KH; đàn lợn 36.200 con, tăng 2.200 con, đạt 100,6% KH; đàn dê 720 con, tăng 20, đạt 102,8% KH; Tỷ lệ Zê bu đàn Bò là 68%, đạt 100% KH; tổng đàn gia cầm 890.000 con, tăng 40.000 con, đạt 102,3% KH. Công tác tiêm phòng cho gia súc, gia cầm tiếp tục được chỉ đạo triển khai tích cực. Công tác kiểm tra, kiểm soát giết mỗ, kiểm tra vệ sinh thú y được thực hiện hiệu quả góp phần hạn chế sự lây lan dịch bệnh trên động vật nuôi và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Tổng diện tích đất có rừng là 15.020,27 ha, trong đó: đất rừng tự nhiên 1.039,23 ha, đất rừng trồng 13.981,04 ha. Diện tích rừng trồng sinh trưởng và phát triển tốt, có 1.040,74 ha rừng được cấp chứng chỉ FSC, VFCS. Năm 2023, diện tích rừng trồng tập trung là 1.858 ha. Tổng diện tích rừng chăm sóc là 5.339 ha, sản lượng gỗ khai thác đạt 204.000m3. Chỉ đạo các địa phương có rừng và các chủ rừng xây dựng phương án, triển khai công tác bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng.
Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản cả năm đạt 730,6 ha, giảm 102,5 ha, trong đó: Diện tích nuôi nước lợ - mặn: 425,6 ha, giảm 103,8 ha; chuyên tôm: 376,6 ha, giảm: 119,1 ha; xen ghép: 35 ha, tăng 1,3 ha; ốc hương: 15,7 ha; cá kình: 6,5 ha, thủy sản nước ngọt 305 ha. Sản lượng nuôi trồng thủy sản: 2.161,5 tấn, giảm 777,6 tấn, đạt 65,2% KH, trong đó: Tôm 1.484,3 tấn, giảm 869,3 tấn đạt 51,2% KH, cá nước ngọt 463,5 tấn, đạt 118,8% KH. Sản lượng khai thác thủy hải sản ước đạt 3.525,5 tấn, đạt 100,4% KH, trong đó, khai thác hải sản 3.210,5 tấn, đạt 99,9% KH, thủy sản 315 tấn, đạt 106,8% KH.
Việc triển khai xây dựng các mô hình, thực hiện nhiệm vụ tái cơ cấu nông nghiệp được chú trọng. Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả. Xây dựng 03 sản phẩm mới để tham gia đánh giá xếp hạng (sản phẩm Hương Trầm của công ty Xưởng Mộc Việt; sản phẩm Đông Trùng Hạ thảo; sản phẩm nem chả của 03 chủ thể của các xã Triệu Ái, Triệu Thuận, Triệu Độ) và công nhận lại 05 sản phẩm cho 03 chủ thể (cơ sở Trần Lan, Bún sạch Vạn Linh, cơ sở sản xuất nước mắm Hải Long). Sản xuất lúa hữu cơ, VietGAP được chú trọng thực hiện, nhân rộng trên địa bàn. Tích cực phối hợp với các cơ quan, đơn vị triển khai liên kết, tiêu thụ sản phẩm. Các mô hình đạt tiêu chí trang trại, trang trại ứng dụng công nghệ cao, liên kết sản xuất trong chăn nuôi được tiếp tục duy trì và phát triển. Đối với các xã vùng gò đồi, từng bước cải tạo vườn tạp, phục hồi 03 ha bưởi Thanh Trà ở xã Triệu Thượng, chăm sóc 10,1 ha bưởi da xanh (4,5 ha ở xã Triệu Ái, 5,5 ha ở xã Triệu Thượng); 1,5 ha mít Thái Lan siêu sớm theo tiêu chuẩn VietGAP ở HTX Nhan Biều, xã Triệu Thượng. Trồng mới 3,7 ha bưởi da xanh; 2,1 ha cam ở xã Triệu Ái và Triệu Thượng. Triển khai trồng thử nghiệm 04 ha Quế ở xã Triệu Ái. Vùng trồng cam xã Triệu Thượng đã được cấp mã số vùng trồng, đặc biệt có 03 ha cam được cấp chứng nhận hữu cơ. Đối với cây lúa, đã cấp giấy chứng nhận 12,6 ha lúa ở HTX Đại Hào xã Triệu Đại đạt tiêu chuẩn hữu cơ, 40 ha lúa ở HTX Quảng Điền A, xã Triệu Đại, HTX Trung An, Xã Triệu Trung, HTX Phước Lễ, xã Triệu Phước và HTX Lệ Xuyên, xã Triệu Trạch được cấp mã số vùng trồng đạt điều kiện an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn VietGAP. Thủy Phương
[1] Diện tích các loại cây như: ngô, ớt, đậu tăng, diện tích các cây trồng như: khoai lang, rau màu giảm