Tình hình kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh 

Tính đến nay, toàn tỉnh có 2.673 tổ hợp tác với 31.796 thành viên. Trong đó, lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp có 240 tổ hợp tác; công nghiệp – tiêu thủ công nghiệp có 642 tổ hợp tác; tín dụng 996 tổ hợp tác; thương mại, dịch vụ 50 tổ hợp tác; lĩnh vực khác 745 tổ hợp tác. Số tổ hợp tác được chứng thực theo Nghị định số 151/NĐ-CP là 431/2.673 tổ hợp tác, chiếm tỷ lệ 16%.

Thực tế cho thấy, hoạt động của phần lớn tổ hợp tác phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế ở địa phương do tính linh hoạt, đáp ứng cao với yêu cầu về nguyên tắc tự nguyện, cùng có lợi. Các tổ hợp tác được hình thành trên nhiều ngành, lĩnh vực với các hình thức đa dạng như trồng trọt, chăn nuôi, xây dựng, khai tác và chế biến hải sản, thủy nông, tổ tiết kiệm và vay vốn, câu lạc bộ, tổ tương trợ, tổ dịch vụ thương mại, tổ cùng nhau buôn bán. Tất cả các tổ hợp tác hoạt động đều vì lợi ích của các thành viên. Bên cạnh đó, hoạt động của tổ hợp tác cũng gặp một số khó khăn nhất định. Tổ hợp tác là mô hình tổ chức thiếu chặt chẽ, quan hệ hợp tác còn lỏng lẻo, thiếu tính bền vững. Một số chính sách về tổ hợp tác chưa phát huy hiệu quả.

Đối với mô hình hợp tác xã, toàn tỉnh có 320 Hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã hoạt động theo Luật HTX năm 2012, trong đó, lĩnh vực nông nghiệp có 291 hợp tác xã, lĩnh vực phi nông nghiệp có 28 hợp tác xã (gồm 10 hợp tác xã giao thông vận tải, 11 quỹ tín dụng, 05 hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp và xây dựng, 01 hợp tác xã môi trường, 01 hợp tác xã khác) và 01 Liên hiệp hợp tác xã. Kết quả phân loại HTX theo Thông tư số 09/2017/TT-BNNPTNT: có 16% loại tốt, 33,8% loại khá, 45,6% loại trung bình và 4,6% loại yếu. Thanh Lan

567 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Tin tổng hợp

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 785
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 785
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 87016769