Tìm kiếm một tầm nhìn chính sách về kinh tế nền tảng số cho Việt Nam 

(ĐCSVN) – Theo các chuyên gia, trong thời gian tới, những nhà hoạch định chính sách tại Việt Nam cần có những thay đổi trong quan điểm và triết lý đối với kinh tế nền tảng số; đồng thời, kịp thời xây dựng, sửa đổi, bổ sung chính sách để phù hợp với sự phát triển của loại hình kinh tế này.

 

Tọa đàm “Tìm kiếm một tầm nhìn chính sách về kinh tế nền tảng số cho Việt Nam” do Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội) phối hợp với UP Co-working space tổ chức chiều 19/12 tại Hà Nội. Đây là buổi tọa đàm thứ hai trong chuỗi tọa đàm gồm 8 buổi về chủ đề này.

 Các diễn giả tại tọa đàm “Tìm kiếm một tầm nhìn chính sách về kinh tế nền tảng số cho Việt Nam” (Ảnh: HNV)

Phát biểu khai mạc toạ đàm, bà Lương Thị Hồng Ngân, Chánh văn phòng Hội đồng quản trị UPGen Vietnam cho biết: “Kinh tế nền tảng số có vai trò rất quan trọng, thể hiện một xu hướng mới của nền kinh tế, phải hiểu rõ về nó chúng ta mới có thể có những chuẩn bị tốt nhất. UPGen cùng với hơn 6.000 thành viên, chủ yếu là những doanh nghiệp khởi nghiệp, những công ty công nghệ cam kết sẽ đóng góp hết mình để thực hiện mục tiêu xây dựng một Việt Nam với nền kinh tế nền tảng số vững mạnh”.

Kinh tế nền tảng số (Platform Economy) là hoạt động kinh tế và xã hội dựa trên các hạ tầng công nghệ mới và mặc định được hiểu là các hạ tầng kỹ thuật số. Trong hơn một thập kỷ qua, kinh tế nền tảng số đã phát triển như vũ bão với những tên tuổi ngày càng nhiều thêm như Facebook, Google, AirBnB, Uber, Grab, Wechat, Youtube, LinkedIn, Tinder, edX, Coursera, Bitcoin, Xbox, Udemy, Amazon, Alibaba… Kinh tế nền tảng số không những giúp tăng năng suất lao động mà còn thay đổi bản chất nghề nghiệp của mỗi cá nhân.

PGS. TS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách cho biết, kinh tế nền tảng số không những giúp tăng năng suất lao động mà còn thay đổi bản chất nghề nghiệp của mỗi cá nhân. Nó đã đã bắt đầu xâm nhập và làm thay đổi nhanh chóng diện mạo xã hội Việt Nam. Đồng thời, nó cũng kéo theo những vấn đề về pháp lý, đạo đức, an toàn an ninh mạng, quyền riêng tư và sự thiếu hụt nguồn nhân lực công nghệ thông tin có chất lượng. Bên cạnh đó là yêu cầu phát triển chính phủ điện tử một cách kịp thời với thái độ phù hợp nhằm đáp ứng những biến đổi của thời đại.

Tại hội thảo, các chuyên gia cũng thống nhất ý kiến cho rằng, trong thời gian tới, những nhà hoạch định chính sách tại Việt Nam cần có những thay đổi trong quan điểm và triết lý đối với loại hình kinh tế mới này. Đồng thời, kịp thời xây dựng, sửa đổi, bổ sung chính sách để phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế nền tảng số.

Thực tế, hiện nay, nước ta cũng đang đối diện với những vấn đề từ pháp lý, đạo đức, an toàn an ninh mạng, quyền riêng tư cho tới sự thiếu hụt nguồn nhân lực công nghệ thông tin có chất lượng, cùng với việc phát triển chính phủ điện tử một cách kịp thời, phù hợp nhằm đáp ứng những biến đổi của thời đại. Vì lý do đó, giới hoạch định chính sách tại Việt Nam cần có những thay đổi trong quan điểm và triết lý đối với loại hình kinh tế mới này.

Các chuyên gia thống nhất cho rằng, sự phát triển của kinh tế nền tảng số là rất mạnh mẽ và nhanh chóng, đòi hỏi nhà làm chính sách phải kịp thời xây dựng, sửa đổi, bổ sung chính sách.

Những năm qua, Việt Nam đã có nhiều hoạt động tích cực để thích nghi với sự phát triển của kinh tế thế giới, khoa học công nghệ như: chuyển đổi số, mở rộng hành lang pháp lý, cải cách thủ tục hành chính... nhưng sự chuyển đổi này vẫn còn chậm. Điều này khiến những vấn đề tiêu cực nảy sinh nhiều hơn.

Thương mại điện tử đem lại sự thuận lợi cho người dùng và kích thích tiêu dùng khi khách hàng có thể mua sắm từ bất kỳ đâu nhưng giao dịch thương mại điện tử khó nhận dạng, khó kiểm chứng thông tin và khó truy thu thuế. Các hình thức thu thuế đối với kinh doanh online hiện nay vẫn chỉ phụ thuộc vào sự tự giác của chủ cửa hàng mà chưa có hình thức gì để truy thu thuế hiệu quả.

Theo các chuyên gia, các cơ quan quản lý của Việt Nam cần phải hiểu rõ tính mới của mô hình kinh doanh nền tảng số. Từ đó, có tư duy mới trong quản lý và tránh khiên cưỡng áp quy định cũ vào mô hình mới. Như vậy, chúng ta có thể phát huy tối đa điều kiện nội tại cũng như lợi thế của kinh tế nền tảng số Việt Nam một cách bền vững, không bị tụt hậu so với các nước trên thế giới./.

 

 
HA.NV
289 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Kinh tế

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 1047
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 1047
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 87120532