Trong những ngày này, tiểu thương Cửa hàng gạo chợ Đông Hà tập trung vớt vát số gạo còn lại trong quầy hàng, dọn dẹp quầy hàng, xử lý số gạo hỏng do mưa lụt ngập úng. Số gạo ngâm lâu ngày bốc mùi hôi thối, trước hết các chủ quầy hàng tìm cách xử lý, số gạo vừa không quá hư hỏng nặng thì bán với giá 2.000 đến 3.000 đồng mỗi ký cho hộ nông dân chăn nuôi, bán không hết cùng phải đành cho các hộ chăn nuôi gà, vịt nếu không cũng sẽ bị hỏng thuê xe kéo để xử lý theo quy định của môi trường thì quá mất công và mất tiền thuê xe kéo.
Toàn bộ tiểu thương hàng gạo chợ Đông Hà thiệt hại gần 20 tấn, trong đó tại khu vực chợ hơn 16 tấn, còn lại số lượng thiệt hại của các gia đình để tại kho nhà hơn 4 tấn. Phần lớn các tiểu thương hàng gạo chợ Đông Hà ở vũng thấp lụt Đông Giang, Đông Thanh, Đông Lễ, Đông Lương thành phố Đông Hà. Thiệt hại nhất là Cửa hàng gạo bà Trần Thị Hoa, Hoàng Thị Lợi, Lương Thị Trung, Đỗ Thị Lệ, Phạm Thị Sương, Trần Thị Phụng...mỗi Cửa hàng hơn 2 tấn gạo. Nhiều gần 70 tuổi vì miếng cơm, manh áo ra chợ bán gạo như bà Sương, Chu Thị Châu, Lê Thị Triển, bà lê Thị Mai...vì tuổi già, sức yếu không kê chuyển nổi giờ không còn gạo gạo. Không chỉ những tiểu thương này, 35 tiểu thương hàng gạo chợ Đông Hà đều thiệt hại nặng nề.
Tiểu thương hàng gạo chợ Đông Hà vớt vát số gạo còn lại và xử lý gạo thối để đảm bảo môi trường
Xót xa trước thiệt hại gạo của Cửa hàng mình, Bà Trần Thị Phụng, tiểu thương chợ Đông Hà trú tại khu phố 3, phường Đông Giang, thành phố Đông Hà chia sẻ: “Nhà chị ở vùng ngập lụt, ở bờ Bắc sông Hiếu, mấy ngày lụt không về nhà được, ở bên này chuyển gạo nhưng gạo nặng quá, chỉ kê lên được ít, nước lên nhanh, ngập hết gạo. Ở nhà hơn 3 tấn gạo cũng bị hư hỏng nặng”.
Bà Phụng cũng như bao chị khác phải ngậm ngùi, cay đắng, đành gửi số gạo hỏng cho những người nông dân khác, số gạo còn lại không sử dụng được xử lý theo quy định của môi trường, nếu không mấy ngày này bốc mùi hôi thối, ảnh hưởng đến sức khỏe của gia đình các tiểu thương khác và người dân. Bà Đỗ Thị Lệ tiểu thương hàng gạo (trú tại khu phố 3, phường Đông Giang, thành phố Đông Hà) chia sẻ: “Nhà chị cũng ở phía Bắc cầu Đông Hà lụt ngâm toàn bộ hơn 2,5 tấn gạo, giờ tay trắng, số gạo ngâm bốc mùi hôi chị phải xử lý theo quy định của môi trường”.
Giờ đây, tất cả tiểu thương chợ Đông Hà bắt tay vào khôi phục lũ lụt xử lý môi trường, sớm ổn định kinh doanh, cuộc sống. Chị Hồ Thị Huê, phụ trách đội quản lý thu cho biết: “Tiểu thương chợ Đông Hà, đặc biệt là hàng gạo thiệt hại lớn còn phải tập trung xử lý môi trường sau lụt. Mong muốn của tiểu thương là các cấp, các ngành, các nhà hảo tâm tiếp tục quan tâm, hỗ trợ để có điều kiện kinh doanh, sớm ổn định cuộc sống”.
Lũ lụt qua đi, để lại bao mất mát, đau thương, của cải, vật chất, các hộ tiểu thương cũng như người dân Quảng Trị nhận được sự chia sẻ, động viên, cố gắng khắc phục lũ lụt, bảo vệ môi trường, nỗ lực vượt qua khó khăn, vươn lên ổn định cuộc sống, tập trung chăn nuôi, trồng trọt, sản xuất, kinh doanh.
Phương Thiện