Tiếp tục thúc đẩy xã hội hóa các dịch vụ sự nghiệp công 

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có chủ trương, cơ chế chính sách nhằm khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động dịch vụ sự nghiệp công để mở rộng, thu hút các nguồn lực, tiềm năng đầu tư trong xã hội và nâng cao chất lượng, số lượng của các loại hình dịch vụ sự nghiệp công.

Đến nay, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về chính sách khuyến khích xã hội hóa, về tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn của các cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực dịch vụ sự nghiệp công đã được ban hành tương đối đầy đủ. Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cũng đã quan tâm đến việc triển khai thực hiện chính sách khuyến khích xã hội hóa; một số địa phương đã ban hành các chính sách ưu đãi đặc thù để khuyến khích và nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ sở phù hợp với điều kiện thực tiễn tại địa phương…

Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện vẫn còn có một số hạn chế. Để khắc phục các tồn tại, bất cập trong công tác xã hội hóa và tiếp tục thu hút, mở rộng các nguồn lực đầu tư trong xã hội, tạo điều kiện cho các hoạt động dịch vụ sự nghiệp công phát triển với số lượng và chất lượng cao hơn, đồng thời thực hiện cơ cấu lại ngân sách nhà nước, vì vậy, nhiệm vụ đặt ra trong thời gian tới đó là:

Các bộ, cơ quan trung ương và địa phương tiếp tục thực hiện tốt các chính sách ưu đãi về đất đai, thuế, phí, tín dụng,... trên cơ sở tuân thủ quy định của pháp luật về đất đai, thuế, đầu tư công, ngân sách nhà nước, tín dụng nhà nước và các văn bản pháp luật khác có liên quan; tiếp tục rà soát các chính sách ưu đãi khuyến khích xã hội hóa và các lĩnh vực xã hội hóa để kịp thời trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung đảm bảo phù hợp với thực tiễn phát sinh, tạo điều kiện hỗ trợ cho các đơn vị ngoài công lập, nhà đầu tư tham gia đầu tư, nâng cao chất lượng dịch vụ sự nghiệp công; tổng kết, đánh giá, rà soát các chính sách ưu đãi, khuyến khích lĩnh vực xã hội hóa và có văn bản đề xuất bổ sung các chính sách ưu đãi để đẩy mạnh xã hội hóa các dịch vụ sự nghiệp công, bao gồm cả việc bổ sung, nghiên cứu quy định riêng về ưu đãi miễn, giảm tiền thuê đất khác với mức ưu đãi dành cho dự án đầu tư vào các lĩnh vực, địa bàn ưu đãi đầu tư.

Rà soát, sửa đổi, đơn giản hóa các thủ tục hành chính liên quan đến việc thành lập các cơ sở ngoài công lập, giao đất, hỗ trợ giải phóng mặt bằng... nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở cung ứng dịch vụ sự nghiệp công ngoài công lập được thành lập và hoạt động có hiệu quả; bảo đảm không phát sinh hoặc làm phức tạp thêm thủ tục hành chính đang áp dụng; tăng cường hợp tác quốc tế, tranh thủ các nguồn viện trợ nhằm đẩy mạnh xã hội hóa cung ứng dịch vụ giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ; có chính sách động viên, thu hút đội ngũ trí thức, người Việt Nam ở nước ngoài về nước tham gia giảng dạy, nghiên cứu khoa học, khám, chữa bệnh, hoạt động văn hóa, thi đấu thể thao...; rà soát, sửa đổi cơ chế, chính sách để khu vực tư bình đẳng với các doanh nghiệp, đơn vị thuộc nhà nước trong khả năng tiếp cận các nguồn lực trên thị trường.

Thực hiện lộ trình cơ chế giá thị trường có sự quản lý của Nhà nước đối với giá các dịch vụ sự nghiệp công quan trọng như y tế, giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp phù hợp với tinh thần Nghị quyết số 19/NQ-TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập và Luật Quản lý giá; lựa chọn mức độ và thời điểm điều chỉnh đảm bảo hạn chế tác động mạnh đến mặt bằng giá cả và lạm phát, nhằm nâng cao số lượng và chất lượng dịch vụ công, tạo môi trường kinh doanh cạnh tranh bình đẳng giữa cơ sở công lập và ngoài công lập; gắn với chính sách hỗ trợ phù hợp cho người nghèo, đối tượng chính sách.

Hoàn thiện phương án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị sự nghiệp công lập của từng ngành, lĩnh vực theo nguyên tắc đẩy mạnh việc chuyển đổi các đơn vị sự nghiệp công lập sang hoạt động theo hình thức tự bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động, kiên quyết chuyển sang cơ chế tự bảo đảm hoàn toàn về tài chính đối với nhóm các đơn vị sự nghiệp công lập cung cấp các dịch vụ sự nghiệp công có khả năng xã hội hóa cao trên cơ sở Nhà nước thực hiện lộ trình bảo đảm kinh phí hoạt động có thời hạn. Trường hợp cần thiết phải thành lập mới đơn vị sự nghiệp công lập, thì đơn vị đó phải tự bảo đảm toàn bộ về tài chính; đẩy mạnh xã hội hóa, chuyển các đơn vị sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác đủ điều kiện thành công ty cổ phần.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện của các đơn vị cung ứng dịch vụ sự nghiệp công (bao gồm cả tình hình thực hiện xã hội hoá) đảm bảo chất lượng dịch vụ sự nghiệp; kịp thời xử lý các vướng mắc và cập nhật, bổ sung các chính sách chế độ cho phù hợp với thực tiễn; kiến nghị kịp thời với các cơ quan chủ trì các chính sách ưu đãi về xã hội hóa (đất đai, tín dụng, thuế...) để hoàn thiện pháp luật... Trí Ánh (Nguồn Ban Tuyên giáo Trung ương)

 

102 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Tin tổng hợp

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 615
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 615
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 84194252