Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội 

Bảo đảm an sinh xã hộị được Đảng xác định là nhiệm vụ thường xuyên và có tầm quan trọng hàng đầu, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển nhằm phát huy mọi khả năng của con người trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Thực hiện tốt an sinh xã hội là để tạo ra tiền đề quan trọng cho sự ổn định kinh tế, chính trị, xã hội, góp phần củng cố những thành quả trong đổi mới đất nước, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng chính đáng, thường xuyên của Nhân dân, tạo lòng tin của Nhân dân đối với sự nghiệp đổi mới.

Đại hội lần thứ VI của Đảng đã khẳng định: “Tạo cơ sở phát triển sức sản xuất, tăng thêm thu nhập quốc dân, từng bước mở rộng quỹ tiêu dùng xã hội, làm cho nó giữ vị trí ngày càng lớn trong việc phát triển sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hóa và các sự nghiệp phúc lợi khác”. Từ Đại hội IX đến Đại hội XI, với chủ trương đẩy mạnh xã hội hóa trong thực hiện các chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước, vấn đề đảm bảo phúc lợi xã hội cho người dân càng được đề cao. Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đưa ra định hướng: “Không ngừng nâng cao đời sống của mọi thành viên trong xã hội về ăn, ở, đi lại, học tập, nghỉ ngơi, chữa bệnh và nâng cao thể chất”. Đại hội XII của Đảng đã nhấn mạnh, gắn kết chặt chẽ giữa chính sách kinh tế với đảm bảo phúc lợi xã hội, phát triển kinh tế với nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, nâng cao phúc lợi xã hội để nhân dân được hưởng thụ ngày một tốt hơn thành quả của công cuộc đổi mới. Đến Đại hội XIII của Đảng, vấn đề phúc lợi xã hội được nhấn mạnh và đề cao khi Đảng ta chỉ rõ: “Quan tâm đến mọi người dân, bảo đảm chính sách lao động, việc làm, thu nhập, thực hiện tốt phúc lợi xã hội, an sinh xã hội”; “Tăng cường quản lý phát triển xã hội, bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội, tính bền vững trong các chính sách xã hội, nhất là phúc lợi xã hội, an ninh xã hội, an ninh con người”; “Chú trọng nâng cao phúc lợi xã hội, an sinh xã hội, cố gắng bảo đảm những nhu cầu cơ bản, thiết yếu của nhân dân về nhà ở, đi lại, giáo dục, y tế, việc làm”; “Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, nhà ở và phúc lợi xã hội cho công nhân”.

Trên cơ sở các nghị quyết của Đảng, hệ thống chính sách, pháp luật về phúc lợi xã hội của nước ta ngày càng được hoàn thiện và được triển khai thực hiện khá toàn diện, hiệu quả, góp phần quan trọng giảm thiểu sự bất bình đẳng trong xã hội, hỗ trợ được ngày càng nhiều hơn cho các nhóm yếu thế, nâng cao được đời sống cả về vật chất và tinh thần cho người lao động, củng cố được lòng tin của người dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang xây dựng.

Tại Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII vừa qua, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã nhận định, trong 10 năm qua, đất nước ta đạt được nhiều kết quả, thành tựu quan trọng, thể hiện ngày càng rõ tính ưu việt của chế độ ta: kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển ổn định và hài hòa hơn. Đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân trên mọi miền đất nước được nâng lên. Việt Nam là quốc gia đi đầu trong việc giảm nghèo, thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ và các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc. Tuy nhiên, trong công tác quản lý và thực hiện phúc lợi xã hội vẫn còn bộc lộ không ít những hạn chế, yếu kém cần sớm có giải pháp khắc phục.

Để tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng thực hiện phúc lợi xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới, vấn dề đặt ra là:

Một là, cần khẳng định việc bảo đảm phúc lợi xã hội là một chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của Nhà nước và là quyền lợi, trách nhiệm của toàn xã hội. Thông qua hệ thống các cơ chế chính sách và nguồn lực của mình, Nhà nước thực hiện vai trò chủ đạo trong việc bảo đảm phúc lợi xã hội cho Nhân dân. Nhà nước thực hiện tốt chính sách phân phối và phân phối lại thu nhập quốc dân, phân bổ hợp lý và sử dụng hiệu quả nguồn lực từ kinh tế nhà nước để thực hiện việc cơ cấu lại nền kinh tế nhằm thúc đẩy tăng trưởng nhanh, bền vững và bảo đảm các yêu cầu cơ bản về phúc lợi xã hội, coi việc thực hiện nhiệm vụ này là một nội dung quan trọng thể hiện vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước.

Hai là, hệ thống chính sách, pháp luật về phúc lợi xã hội phải bảo đảm chủ động, tích cực và có tính xã hội hóa cao. Theo đó, cùng với tăng cường vai trò của Nhà nước, phải huy động mọi nguồn lực của xã hội, nâng cao trách nhiệm và năng lực tự an sinh của mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng; vừa trợ giúp kịp thời, hiệu quả trong việc bảo đảm mức sống tối thiểu của người dân, vừa góp phần quan trọng thúc đẩy xóa đói, giảm nghèo, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

Ba là, xây dựng một hệ thống chính sách, pháp luật về phúc lợi xã hội đảm bảo đa tầng, linh hoạt, bền vững, có thể hỗ trợ lẫn nhau, công bằng về trách nhiệm và lợi ích, chia sẻ rủi ro, hướng tới bao phủ toàn dân, tập trung hỗ trợ cho những người nghèo, hộ nghèo, những đối tượng dễ bị tổn thương, đặc biệt là những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước và tiếp cận với thông lệ quốc tế. Trí Ánh

    

513 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Tin tổng hợp

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 2123
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 2123
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 85434399