Tiếp sức cho phụ nữ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số  

Thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước “tiếp sức” cho đồng bào dân tộc ít người vươn lên thoát nghèo, thời gian qua Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Quảng Trị đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, tiếp sức phụ nữ nghèo dân tộc thiểu số trên địa bàn phát triển kinh tế, vươn lên xóa nghèo bền vững.

Đời sống của đại bộ phận gia đình hội viên, phụ nữ dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn. Bà con chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, lệ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, năm nào thời tiết thất thường thì mất mùa. Đa phần phụ nữ ở đây gặp nhiều khó khăn do trình độ văn hóa thấp, thiếu vốn cũng như kinh nghiệm sản xuất. Thời gian qua, Hội LHPN tỉnh đã đã đẩy mạnh xây dựng các mô hình hỗ trợ sinh kế, vận động phụ nữ giúp nhau làm kinh tế, tập huấn, đào tạo nghề, hỗ trợ tạo việc làm sau đào tạo nghề, tư vấn, giới thiệu việc làm, hỗ trợ cho vay vốn, cây con giống, kỹ thuật, xây dựng nhóm phụ nữ tiết kiệm, tín dụng, nhóm tiết kiệm và vốn vay thôn bản, xây dựng mái ấm tình thương cho phụ nữ nghèo, sửa chữa nhà ở cho phụ nữ, trao học bổng cho con em đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, tổ chức tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật theo cách cầm tay chỉ việc, đã có chuyển biến căn bản không có hộ đói và giảm nghèo. 

  Hội chú trọng hoạt động giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số bằng việc hỗ trợ xây dựng các mô hình kinh tế như: Mô hình “Trồng tiêu”, “Vườn rau dinh dưỡng”, “Chăn nuôi lợn”, “Chăn nuôi bò”, “Trồng Thanh Long ruột đỏ”.. Hội  đã góp phần thay đổi tập quán sản xuất của chị em phụ nữ vùng dân tộc thiểu số.

Mô hình “Trồng tiêu” được Hội LHPN tỉnh tranh thủ sự hỗ trợ của Công ty gia vị Sơn Hà và Tổ chức Cây Hòa bình xây dựng tại hai xã Tân Lập và Hướng Tân thuộc huyện Hướng Hóa với 60 hộ đồng bào dân tộc thiểu số tham gia. Các hộ tham gia được hỗ trợ giống tiêu, choái, hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây tiêu. Mô hình đã được xây dựng từ tháng 6 năm 2014, đến nay đã phát triển khá tốt; một số vườn tiêu đã ra bói, hứa hẹn sự thành công của mô hình. Hướng đến thực hiện nông nghiệp sạch, đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch” gắn với Nông thôn mới, Hội LHPN tỉnh phối hợp với Tổ chức Cây Hòa bình xây dựng mô hình “Vườn rau dinh dưỡng” trên địa bàn 3 xã thuộc 2 huyện Đakrông và Hướng Hóa, thời gian thực hiện trong một năm từ tháng 2 năm 2017 đến tháng 01 năm 2018, với sự tham gia của 220 hộ gia đình, trong đó xã Hướng Hiệp có 100 hộ tham gia, thị trấn Krông Klang có 80 hộ tham gia, xã Hướng Tân có 40 hộ. Các hộ tham gia được tập huấn kiến thức trồng rau; hỗ trợ kỹ thuật xây dựng vườn rau dinh dưỡng; hỗ trợ nguyên vật liệu xây dựng mô hình. Mô hình “Vườn rau dinh dưỡng” đã đi vào hoạt động có hiệu quả, chị em vừa có rau sạch để dùng, vừa có sản phẩm bán ở chợ. Mô hình “Tổ hợp tác chăn nuôi lợn”, “Lợn giống quay vòng” tại xã Hướng Hiệp được Hội LHPN tỉnh xây dựng từ năm 2014 đi vào hoạt động có hiệu quả. Từ nguồn hỗ trợ của bà Mai Thị Hạnh (Phu nhân của Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang) và nguồn kinh phí Nhà nước hỗ trợ phụ nữ tạo việc làm sau đào tạo nghề, Hội đã cấp cho 60 hộ tham gia thực hiện mô hình mỗi hộ 01 con lợn giống, Đến nay đã sinh sản được gần 100 con. Từ mô hình chăn nuôi lợn, nhiều chị đã vươn lên thoát nghèo, như chị Hồ Thị Đà ở thôn Kreng, chị Hồ Thị Pưn thôn Phú An, chị Hồ Thị Long, Hồ Thị A Lang ở thôn Ra Lu.

Hỗ trợ sinh kế, tiếp sức cho gia đình hội viên, phụ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Vĩnh Ô, Hội LHPN tỉnh đã thăm và tặng 50 suất quà trị giá 15 triệu đồng cho hội viên, phụ nữ nghèo xã Vĩnh Ô, đồng thời chỉ đạo Hội liên hiệp phụ nữ huyện Vĩnh Linh tích cực trong việc hỗ trợ phụ nữ xã Vĩnh Ô. Với phương châm “Cho cần câu hơn xâu cá”, Hội LHPN huyện thành lập 8 cụm thuộc Hội LHPN 20 xã miền xuôi trên địa bàn. ký kết tổ chức đỡ đầu xã Vĩnh Ô, tiếp sức thông qua việc trao tặng cây, con giống, trực tiếp mua cây, con giống, vật dụng; đến nay đã hỗ trợ 2 con trâu, 16 con lợn giống, 160 kg thức ăn cho lợn... Việc hỗ trợ chuyển đổi sinh kế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi hợp lý, những mô hình kinh tế…hỗ trợ gia đình hội viên, phụ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã đi đúng hướng trong cách làm, đã giúp chị em phụ nữ tự tin hơn để đầu tư phát triển kinh tế gia đình, góp phần làm cho diện mạo nông thôn mới miền núi ngày càng khởi sắc. 

Từ những việc làm thiết thực và có ý nghĩa trên, không ít gia đình phụ nữ dân tộc thiểu số ở miền núi Hướng Hóa, Đakrông, Vĩnh Linh,…từng bước ổn định cuộc sống, nhiều chị trở thành tấm gương giúp nhau phát triển kinh tế, trở  thành điển hình vượt khó, vượt nghèo. Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác tiếp sức, hỗ trợ cho phụ nữ đồng bào dân tộc thiểu số xóa nghèo cũng gặp không ít khó khăn như: Số phụ nữ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn còn nhiều, trình độ cán bộ hội cơ sở là người dân tộc thiểu số còn hạn chế, nhất là trong lĩnh vực quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình, hoạt động Hội. Những năm tới, Hội LHPN tỉnh sẽ có nhiều  giải pháp quyết liệt hơn, mạnh mẽ hơn, nhằm tạo những đột phá mới trong công tác chăm lo đời sống chị em phụ nữ, đặc biệt là chị em phụ nữ nghèo dân tộc thiểu số. 

                            

                             Hội LHPN tỉnh tổ chức tập huấn kỹ thuật chăm sóc tiêu cho đồng bào dân tộc

                                           ở Bản Cồn, xã Tân Lập, huyện Hướng Hóa

                                                                                                                                              Phương Thiện - Hội LHPN tỉnh Quảng Trị

964 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Tin tổng hợp

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 814
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 814
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 87028817