Thương lượng việc tăng lương! 

(Chinhphu.vn) - Các hoạt động hỗ trợ khuyến công cần nâng cao mức hỗ trợ, tập trung hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm, hướng tới sản xuất theo chuỗi; tập trung cho khởi nghiệp, khuyến khích phát triển các ý tưởng kinh doanh.
Ảnh: VGP/Lê Anh


Ngày 3/8 tại TPHCM, Cục Công nghiệp địa phương (Bộ Công Thương) phối hợp với Sở Công Thương TPHCM tổ chức hội nghị khuyến công các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam lần thứ 8.

Bà Đỗ Thị Minh Trâm, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp địa phương cho biết việc thực hiện kế hoạch khuyến công 6 tháng đầu năm 2017 của 20 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam đã đạt được nhiều mặt tích cực.

Trong 6 tháng đã hỗ trợ 48 cơ sở công nghiệp nông thôn chuyển giao công nghệ và ứng dụng máy móc, thiết bị hiện đại vào dây chuyền sản xuất với số tiền hỗ trợ gần 6,7 tỷ đồng; hỗ trợ cho gần 99 lượt cơ sở công nghiệp nông thôn tham gia hội chợ trong cả nước; hỗ trợ 37 cơ sở công nghiệp nông thôn xây dựng đăng ký thương hiệu.

Tuy nhiên, công tác khảo sát xây dựng kế hoạch, đề xuất các đề án khuyến công và chất lượng đề án của một số địa phương chưa đa dạng, ít các đề án mang tính liên kết vùng, chuỗi liên kết và tính lan tỏa cao.

Bên cạnh đó, do nguồn kinh phí ít, nhân lực tại các địa phương mỏng cũng là một trong những nguyên nhân hạn chế của các hoạt động khuyến công.

Tổng kế hoạch kinh phí khuyến công năm 2017 được duyệt của 20 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam là hơn 64,7 tỷ đồng, tăng 8% so với năm 2016.

Để nâng cao hiệu quả các hoạt động khuyến công trong thời gian tới, các đại biểu tham dự hội nghị đề xuất Cục Công nghiệp địa phương cần thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng, đào tạo, tập huấn cho cán bộ phụ trách khuyến công về kỹ năng xây dựng đề án, thẩm định nội dung và kinh phí hỗ trợ, khởi sự cho doanh nghiệp, quản lý doanh nghiệp.

Bộ Công Thương xem xét, rút ngắn thời gian xây dựng và tổ chức thực hiện các đề án khuyến công để sớm triển khai các hoạt động khuyến công.

Ông Trần Quốc Tuấn, Giám đốc Trung tâm Khuyến công tỉnh Trà Vinh cho rằng, các hoạt động khuyến công phải bám sát vào chiến lược, định hướng phát triển của cả nước, có tính tới yếu tố liên kết vùng để có thể hỗ trợ cho các cơ sở công nghiệp nông thôn được tốt hơn. Theo đó, các hoạt động hỗ trợ khuyến công cần nâng cao mức hỗ trợ, tập trung hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm, hướng tới sản xuất theo chuỗi; tập trung cho khởi nghiệp, khuyến khích phát triển các ý tưởng kinh doanh.

Để các hoạt động khuyến công được hiệu quả hơn, các tỉnh, thành phố cũng kiến nghị Bộ Công Thương rà soát và thống nhất với Bộ Tài chính xem xét, quy định lại nội dung chi, nâng mức chi hỗ trợ một số nội dung quy định tại Thông tư liên tịch số 26/2014/TTLT-BTC-BCT như chi hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị, chuyển giao công nghệ tiên tiến vào sản xuất công nghiệp; chi hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp; chi hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật để phổ biến công nghệ mới, sản xuất sản phẩm mới...

Lê Anh

414 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Kinh tế

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 975
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 975
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 87130672