Thực trạng phát triển tổ chức đảng, đảng viên và các tổ chức chính trị- xã hội trong các doanh nghiệp ngoài Nhà nước trên địa bàn huyện Triệu Phong 

Toàn huyện Triệu Phong hiện có 99 doanh nghiệp ngoài nhà nước, 1.300 lao động. Đa số doanh nghiệp ngoài Nhà nước trên địa bàn huyện là doanh nghiệp vừa và nhỏ, ít lao động, lao động chủ yếu hợp đồng làm việc theo thời vụ; một số doanh nghiệp phát triển còn mang tính tự phát, chưa xây dựng được định hướng và kế hoạch hoạt động dài hạn, hiệu quả sản xuất- kinh doanh chưa cao.

Xác định phát triển tổ chức đảng, đảng viên và các tổ chức chính trị - xã hội trong doanh nghiệp là nhiệm vụ thường xuyên, cấp thiết trong công tác xây dựng Đảng, có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy doanh nghiệp phát triển bền vững, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động, đóng góp tích cực hơn vào sự phát triển kinh tế - xã hội; trong thời gian qua, Ban thường vụ Huyện ủy Triệu Phong đã tích cực chỉ đạo cấp ủy cơ sở tăng cường phổ biển, tuyên truyền quan điểm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với việc phát triển kinh tế khu vực ngoài Nhà nước. Chỉ đạo cấp ủy các cấp, lãnh đạo các đoàn thể sâu sát cơ sở tuyên truyền vận động, giáo dục quần chúng nâng cao nhận thức chính trị. Tuy nhiên, công tác kết nạp đảng viên, thành lập tổ chức đảng vẫn gặp nhiều khó khăn; công nhân, người lao động và chủ doanh nghiệp chưa nhận thức đầy đủ về vai trò, vị trí của tổ chức đảng trong các doanh nghiệp; chủ doanh nghiệp chưa quan tâm, tạo điều kiện cho các tổ chức đảng thành lập và hoạt động. Hiện nay, trong tổng số doanh nghiệp ngoài Nhà nước trên địa bàn huyện chỉ có 02 tổ chức đảng, 23 đảng viên, 3 đảng viên là chủ doanh nghiệp.

          Vị trí Công đoàn trong các doanh nghiệp còn mờ nhạt; nội dung, phương thức hoạt động còn lúng túng; mối quan hệ giữa BCH Công đoàn với Hội đồng quản trị, giữa Chủ tịch Công đoàn với Giám đốc doanh nghiệp chưa chặt chẽ; vai trò của Công đoàn trong tham gia giám sát việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Điều lệ hoạt động của Công ty, nguyên tắc sinh hoạt Công đoàn chưa được thường xuyên. Trong tổng số doanh nghiệp ngoài Nhà nước trên địa bàn huyện hiện có 13 tổ chức Công đoàn cơ sở, với 104 đoàn viên.

          Việc phát triển tổ chức Đoàn thanh niên trong các doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn. Đa số các doanh nghiệp ngoài Nhà nước trên địa bàn huyện có quy mô nhỏ, lao động trẻ ít, làm việc theo ca, mùa vụ; các chủ doanh nghiệp không quan tâm đến việc thành lập tổ chức Đoàn thanh niên.

          Trước thực trạng trên về công tác phát triển tổ chức đảng, đảng viên và các tổ chức chính trị- xã hội trong các doanh nghiệp ngoài Nhà nước trên địa bàn huyện Triệu Phong; thực hiện Đề án “Phát triển tổ chức đảng, đảng viên và các tổ chức chính trị- xã hội trong các doanh nghiệp ngoài Nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2016-2020” được ban hành theo Quyết định số 399-QĐ/TU, ngày 18/11/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Huyện ủy Triệu Phong đã đề ra 04 nhóm nhiệm vụ, giải pháp để phát triển tổ chức đảng, đảng viên và các tổ chức chính trị- xã hội trong các doanh nghiệp ngoài Nhà nước trong thời gian tới, đó là:

          Tiếp tục tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm về công tác xây dựng tổ chức đảng, đoàn thể và phát triển đảng viên, đoàn viên; thường xuyên nắm bắt tâm tư nguyện vọng, kiến nghị của người lao động để tham gia với chủ doanh nghiệp xem xét, giải quyết thỏa đáng; tích cực giáo dục, giác ngộ, tạo sự phấn khởi, tin tưởng và tạo động lực phấn đấu vào Đảng của công nhân, người lao động.

          Phát triển đảng, thành lập tổ chức đảng trong doanh nghiệp; trong đó, các cấp ủy, tổ chức đảng xây dựng kế hoạch phát triển đảng viên mới giai đoạn 2017-2020 và hàng năm, tập trung vào các doanh nghiệp có nhiều lao động, sản xuất, kinh doanh ổn định, có nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển KT-XH của địa phương và các doanh nghiệp có triển vọng phát triển tổ chức đảng; đẩy mạnh thực hiện việc kết nạp chủ doanh nghiệp tư nhân có đủ điều kiện, tiêu chuẩn vào đảng; rà soát, chuyển sinh hoạt đảng của công nhân, người lao động từ nơi cư trú đến tổ chức đảng nơi làm việc, trường hợp doanh nghiệp chưa có tổ chức đảng thì tạo điều kiện thuận lợi để đảng viên sinh hoạt tại các tổ chức đảng khác phù hợp theo quy định của Điều lệ Đảng.

          Củng cố tổ chức, phát triển đoàn viên mới, thành lập các đoàn thể trong các doanh nghiệp; trong đó, đối với những doanh nghiệp chưa có tổ chức đoàn thể thì tăng cường công tác khảo sát, tiếp cận, thuyết phục, vận động để chủ doanh nghiệp đồng tình, ủng hộ việc thành lập; đối với những doanh nghiệp đã có tổ chức Công đoàn thì tập trung kiện toàn, củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động để từng bước xây dựng tổ chức công đoàn thực sự là hạt nhân chính trị trong doanh nghiệp, đổi mới nội dung và phương thức hoạt động theo hướng thiết thực, phù hợp với điều kiện đặc thù của doanh nghiệp.

          Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tổ chức đảng, đoàn thể và quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp./

                                                                                                                                                                           Thủy Phương

2111 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Tin cơ sở

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 1376
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 1376
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 76382505