Đồng thời, chỉ đạo việc tuyển dụng mới nghiêm túc, chặt chẽ theo hướng chỉ tuyển mới các trường hợp theo diện thu hút, hoặc các trường hợp thiếu từ 3-4 biên chế và thực sự cần thiết.
Sau khi thực hiện đề án tinh giản biên chế, từ năm 2015 đến nay các cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể chính trị - xã hội trong tỉnh đã đề xuất Bộ Nội vụ tinh giản 09 trường hợp theo Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ (gồm 01 trường hợp dôi dư do cơ cấu lại cán bộ, công chức theo vị trí việc làm đang đảm nhiệm, nhưng không có vị trí việc làm khác phù hợp để bố trí; 05 trường hợp do chưa đạt trình độ theo chuẩn chuyên, môn nghiệp vụ quy định đối với vị trí việc làm; 02 trường hợp có hai năm liên tiếp tại thời điểm xét tinh giản biên chế phân loại đánh giá hoàn thành nhiệm vụ còn hạn chế về năng lực; 01 trường hợp hai năm liên tiếp do ốm đau có tổng số ngày nghỉ tối đa theo quy định của Luật BHXH). Đối với các cơ quan, đơn vị không có đối tượng thực hiện tinh giản biên chế, trước mắt chỉ đạo thực hiện tinh giản bằng cách cắt giảm biên chế nghỉ hưu, biên chế chưa sử dụng theo Công văn số 620/BNV-TCBC ngày 02/02/2016 của Bộ Nội vụ.
Tuy nhiên, nhìn chung việc thực hiện tinh giản biên chế chưa đạt hiệu quả, thiếu quyết liệt, phần lớn chỉ giảm đối tượng nghỉ hưu, thôi việc hoặc cắt giảm biên chế chưa sử dụng, đối tượng tinh giản theo Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ chưa đạt yêu cầu. Nguyên nhân chủ yếu do một số thủ trưởng cơ quan, đơn vị thiếu kiên quyết, nể nang, né tránh, ngại va chạm, muốn giữ ổn định tổ chức, bộ máy và biên chế hiện có. Một số cơ quan, đơn vị, chưa thật sự mạnh dạn, thẳng thắn, khách quan đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức để làm cơ sở thực hiện tinh giản biên chế. Quy định về thực hiện chính sách tinh giản biên chế; chế độ, chính sách đối với những người nghỉ việc thuộc diện tinh giản biên chế chưa phù hợp, còn thấp nên chưa khuyến khích, động viên những đối tượng thuộc diện tinh giản biên chế tự nguyện đăng ký tham gia. Hải Yến