Thúc đẩy bình đẳng giới ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số 

Vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Quảng Trị có diện tích tự nhiên 313.675 ha, chiếm 68% diện tích của tỉnh . Toàn vùng có 44 xã, thị trấn miền núi, trong đó 38 xã , thị trấn có đồng bào dân tộc thiểu số chủ yếu là dân tộc Vân Kiều và Pako sinh sống; trong đó tập trung nhiều ở huyện Hướng Hóa, Đakrông và 03 huyện có xã miền núi là: Gio Linh, Vĩnh Linh, Cam Lộ. Dân số đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh ta tính đến đầu năm 2023 có 46.003 hộ với 194.359 khẩu. Trong đó, DTTS có 21.374 hộ với 96.577 khẩu (chiếm tỷ lệ 13,4 % dân số toàn tỉnh). Số hộ nghèo toàn vùng miền núi là 12.006 hộ, chiếm tỷ lệ 26,1%; số hộ cận nghèo 3.989 chiếm tỷ lệ 8,67%. Số hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số 11.383 hộ, chiếm tỷ lệ 53,26%.

Theo Báo cáo về kết quả thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2023, Việt Nam tăng 11 bậc so với năm 2022 với 55 chỉ tiêu đạt và vượt so với mục tiêu đề ra đến năm 2025. Mặc dù đã có nhiều cải thiện tình trạng bất bình đẳng giới ở Việt Nam, nhưng ở các vùng dân tộc thiểu số vẫn còn nhiều cách biệt so với các chỉ tiêu chung của cả nước. Những bất bình đẳng giới như đã đề cập tựu trung đó là: Bất bình đẳng trong lĩnh vực tham chính; bất bình đẳng trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ Nhân dân và bất bình đẳng trong đời sống gia đình đã minh chứng cho điều đó (đây chỉ là 03 vấn đề cơ bản, còn nếu nghiên cứu sâu thì có đến 15 vấn đề còn theo Quyết định số 2351-QĐ/TW, ngày 24/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ thì có đến 22 chỉ số bình đẳng giới). Cũng như 53 dân tộc thiểu số của cả nước, hai dân tộc thiếu số đang sinh sống trên địa bàn tỉnh cũng có những khó khăn, thách thức như đã nêu ở trên.

Trước thực trạng đó, những năm qua, đặc biệt sau 35 năm tái lập tỉnh Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Quảng Trị đã quán triệt đầy đủ, sâu sắc các quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc. Một trong những biểu hiện sinh động đó là tỉnh đang triển khai bước đầu mang lại hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Theo báo cáo của UBND tỉnh Quảng Trị[1] trong năm 2023, các chương trình, chính sách dân tộc được triển khai, tổ chức thực hiện đồng bộ, hiệu quả. Đặc biệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 được thực hiện đồng bộ trên các xã  thuộc đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Chương trình này đã được lồng ghép có hiệu quả với hai chương trình mục tiêu quốc gia khác đó là: Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Vì vậy, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực; thương mại, dịch vụ phát triển; kinh tế nông nghiệp phát triển theo hướng nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp công nghệ cao; đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được nâng lên. Các hạ tầng thiết yếu như: giao thông, trường học, trạm y tế, thuỷ lợi, nước sinh hoạt được chú trọng đầu tư. Các chính sách hỗ trợ trực tiếp người dân để thực hiện các hoạt động phát triển kinh tế hộ tăng thu nhập, tạo việc làm ổn định cho người dân, góp phần giảm nghèo bền vững. Tỷ lệ hộ nghèo vùng miền núi giảm 3,25% so với năm 2022. Tuy nhiên, cùng với những khó khăn, hạn chế trong quá trình triển khai các chương trình quốc gia, trong đó có Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025, thì như đã nói ở phần đầu: tình trạng bất bình đẳng giới nhất là về các lĩnh vực: Tham chính; chăm sóc sức khoẻ Nhân dân và trong đời sống gia đình, vẫn đang còn hiện hữu. Nguyên nhân của tình trạng trên là do định kiến giới, khuôn mẫu giới và phân biệt đối xử về giới.

Để thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết nhưng vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em hướng tới mục tiêu: Nâng cao nhận thức, thay đổi định kiến, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em, thực hiện mục tiêu bình đẳng giới...là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối của Đảng. Theo đó, một số nội dung chủ yếu cần tập trung đó là:

- Tuyên truyền, vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” góp phần xoá bỏ các định kiến, khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, những tập tục văn hoá không có lợi và một số vấn đề xã hội cấp thiết cho phụ nữ và trẻ em.

- Xây dựng và nhân rộng các mô hình thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ; thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em.

- Đảm bảo tiếng nói và sự tham gia thực chất của phụ nữ và trẻ em trong các hoạt động phát triển kinh tế- xã hội, giám sát và phản biện; hỗ trợ phụ nữ tham gia lãnh đạo trong hệ thống chính trị.

- Phát huy vai trò của già làng trưởng bản, chức sắc tôn giáo và người có uy tín cộng đồng.

Trong đó việc phát huy những giá trị tích cực trong bản sắc văn hoá các dân tộc thiểu số để thúc đẩy bình đẳng giới ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, có vị trí quan trọng. Trí Ánh (Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Quảng Trị)

 

 

        [1] Số 319/BC-UBND , ngày 22/12/2023 của UBND tỉnh Quảng Trị

87 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Tin tổng hợp

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 752
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 752
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 86997318