Thủ tướng Phạm Minh Chính hỏi thăm, trò chuyện thân mật với cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và cộng đồng người Việt Nam tại New Zeand ra sân bay đón Thủ tướng, Phu nhân và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Cũng như cuộc làm việc sáng cùng ngày tại Auckland với Tổ chức Kết nối mạng lưới trí thức Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực công nghệ và thông tin ở New Zealand (VietTechNZ), cuộc gặp gỡ diễn ra trong không khí hết sức ấm áp, không có khoảng cách nào giữa các đại biểu.
Theo Đại sứ Việt Nam tại New Zealand Nguyễn Văn Trung, cộng đồng người Việt Nam tại New Zealand có khoảng trên 10.000 người. Cộng đồng người Việt Nam tại New Zealand ngày càng đóng góp quan trọng trong đời sống sở tại, hướng về quê hương, đất nước và vun đắp cho quan hệ Việt Nam-Zealand.
Trong cộng đồng đã thành lập các hội đoàn theo nghề nghiệp, lĩnh vực, địa bàn hoạt động… Nhiều người Việt thành công trên các lĩnh vực, như kinh doanh, nghiên cứu khoa học, làm việc trong nhiều cơ quan, doanh nghiệp của New Zealand, đặc biệt có người trở thành nghị sĩ của New Zealand.
Thủ tướng vui mừng khi cộng đồng người Việt Nam tại New Zealand tham dự cuộc gặp rất đông đảo với các đại biểu ở đủ các lứa tuổi, các giới, ngành nghề khác nhau; khẳng định Đảng, Nhà nước luôn quan tâm tới cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thường xuyên đặt câu hỏi "còn ai còn ý kiến nào nữa không" để khuyến khích các đại biểu, người đứng đầu Chính phủ chú ý lắng nghe tất cả các ý kiến. Nhiều đại biểu bày tỏ, chính sự cởi mở, gần gũi của Thủ tướng đã giúp họ có động lực, mạnh dạn nói lên ý kiến của mình.
Cộng đồng người Việt Nam tại New Zealand bày tỏ vui mừng và tự hào trước bước phát triển vượt bậc, tương lai tươi đẹp của đất nước và quan hệ tốt đẹp Việt Nam-New Zealand; xúc động trước sự quan tâm, chăm lo của Đảng, Nhà nước với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, trong đó có nhiều chính sách chăm lo cho cộng đồng, gần đây nhất là điều chỉnh pháp luật về đất đai, bất động sản, nhà ở, tạo cơ hội cho người Việt ở nước ngoài có nhà ở quê hương.
Bà con bày tỏ mong muốn Chính phủ hai nước tiếp tục đàm phán, thúc đẩy các thỏa thuận để hàng hóa Việt Nam được thâm nhập sâu hơn vào thị trường New Zealand; các bộ ngành liên quan đẩy mạnh xúc tiến thương mại, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam tại New Zealand, nâng cao chất lượng các sản phẩm đáp ứng các yêu cầu, tiêu chuẩn của New Zealand; có chương trình đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu thị trường lao động New Zealand.
Kiều bào cũng đề nghị Chính phủ hai nước đàm phán để nới lỏng chính sách visa, tạo điều kiện hơn để công dân hai nước giao lưu, đặc biệt là cho học sinh, sinh viên Việt Nam sang học tập tại New Zealand; hai bên công nhận văn bằng chứng chỉ của nhau; có chính sách hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tham gia giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc tại nước ngoài… Bà con cũng phản ánh một số vụ việc, bất cập cụ thể cần xem xét, xử lý.
Thường xuyên đặt câu hỏi "còn ai còn ý kiến nào nữa không" để khuyến khích các đại biểu, người đứng đầu Chính phủ chú ý lắng nghe tất cả các ý kiến. Nhiều đại biểu bày tỏ, chính sự cởi mở, gần gũi của Thủ tướng đã giúp họ có động lực, mạnh dạn nói lên ý kiến của mình - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Khái quát lại từng nhóm vấn đề trong các ý kiến, Thủ tướng giao Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn trả lời về các quan tâm, đề xuất của kiều bào về giáo dục, học tập tiếng Việt; Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời về hợp tác nông nghiệp, xuất nhập khẩu nông sản; Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đề cập lĩnh vực thương mại; Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời về quan hệ song phương và các vấn đề chung liên quan tới người Việt Nam ở nước ngoài…
Chia sẻ với bà con sau đó, Thủ tướng vui mừng khi cộng đồng người Việt Nam tại New Zealand tuy không lớn nhưng tham dự cuộc gặp rất đông đảo với các đại biểu ở đủ các lứa tuổi, các giới, ngành nghề khác nhau…; với các ý kiến sôi nổi cho thấy tâm huyết, trách nhiệm, tình cảm sâu sắc với quê hương, đất nước.
Thủ tướng lấy ví dụ vừa qua, đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam tham gia World Cup bóng đá nữ tại Australia và New Zealand đã nhận được sự chăm lo, giúp đỡ, ủng hộ của bà con cô bác tại đây.
Người đứng đầu Chính phủ khẳng định Đảng, Nhà nước luôn quan tâm tới cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị đã khẳng định người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam.
Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng chia sẻ với bà con những nét lớn về tình hình đất nước, những minh chứng, ví dụ cho thấy đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay.
Thủ tướng nhấn mạnh, truyền thống của đất nước ta là càng khó khăn, áp lực lại càng nỗ lực, quyết tâm và càng đoàn kết, thống nhất. Phát huy truyền thống đó, kiều bào ta dù ở đâu cũng nỗ lực vươn lên, ổn định và phát triển, trong đó có có cộng đồng người Việt tại New Zealand.
Một trong những bài học lớn của chúng ta là bài học đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, Thủ tướng nói.
Về quan hệ song phương, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, chuyến thăm lần này diễn ra trong bối cảnh quan hệ song phương phát triển rất tích cực trên tất cả các lĩnh vực. Qua gần 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, hai nước đã trở thành Đối tác Chiến lược và đang hướng tới tầm mức cao hơn.
Cộng đồng người Việt Nam tại New Zealand bày tỏ vui mừng và tự hào trước bước phát triển vượt bậc, tương lai tươi đẹp của đất nước và quan hệ tốt đẹp Việt Nam-New Zealand; xúc động trước sự quan tâm, chăm lo của Đảng, Nhà nước với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Bà con bày tỏ mong muốn Chính phủ hai nước tiếp tục đàm phán, thúc đẩy các thỏa thuận để hàng hóa Việt Nam được thâm nhập sâu hơn vào thị trường New Zealand; các bộ ngành liên quan đẩy mạnh xúc tiến thương mại, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam tại New Zealand... Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Theo Thủ tướng, quan hệ tốt đẹp giữa hai nước là điều kiện quan trọng để trao đổi với các nhà lãnh đạo New Zealand nhằm giải quyết các đề xuất, kiến nghị của kiều bào.
Thủ tướng cho biết sẽ đề nghị với các nhà lãnh đạo New Zealand xem xét, công nhận cộng đồng người Việt là dân tộc thiểu số; thúc đẩy thành lập các hội đoàn của người Việt Nam với địa lý pháp lý được công nhận và hoạt động đúng quy định của pháp luật.
Thủ tướng mong bà con tiếp tục đoàn kết, người đi trước giúp đỡ người đi sau, "lá lành đùm lá rách", đồng sức, đồng lòng chung tay xây dựng một cộng đồng đoàn kết phát triển, vững mạnh; nêu cao lòng tự hào dân tộc, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, ngôn ngữ tiếng Việt; nỗ lực phấn đấu vươn lên, hội nhập tích cực, tuân thủ pháp luật; động viên người thân để ngày càng có nhiều người Việt Nam sang làm việc, học tập tại New Zealand.
Từ đó, góp phần phát huy các lợi thế bổ sung nhau giữa hai nước khi New Zealand đất rộng người thưa còn Việt Nam đất chật người đông hơn, đóng góp cho phát triển ở sở tại, tiếp tục làm cầu nối ngày càng vững chắc trong quan hệ song phương.
Thủ tướng tặng quà lưu niệm cho Đại sứ quán Việt Nam tại New Zeand - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng mong muốn kiều bào dù sống ở đâu cũng trước hết tự lo được cho chính mình, cho gia đình và khi có điều kiện thì có nhiều hoạt động thiết thực hơn nữa hướng về cội nguồn, đóng góp vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Thủ tướng Chính phủ đề nghị Đại sứ quán Việt Nam tiếp tục quan tâm, với tinh thần "coi công việc của bà con như việc nhà mình, coi bà con như người thân ruột thịt của mình" để làm tốt hơn nữa công tác người Việt Nam ở nước ngoài.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết nhiều vấn đề bà con quan tâm, đề xuất đã và đang được các bộ, ngành xử lý tích cực; giao các bộ ngành tiếp tục xử lý và thông báo kết quả tới bà con. Trong đó, về vấn đề visa, các cơ quan sẽ trao đổi với phía New Zealand giải quyết các vướng mắc trên nguyên tắc "có đi có lại" để tạo thuận lợi cho người dân hai bên.
Thủ tướng mong bà con tiếp tục đoàn kết, người đi trước giúp đỡ người đi sau, "lá lành đùm lá rách", đồng sức, đồng lòng chung tay xây dựng một cộng đồng đoàn kết phát triển, vững mạnh - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Giây phút xúc động của cuộc gặp là khi chị Nguyễn Thị Minh, một kiều bào đã 20 năm sống xa Tổ quốc cho biết, do rất ấn tượng với sự gần gũi, mộc mạc của Thủ tướng, chị mạnh dạn đề nghị ông chia sẻ về công việc của mình, nhất là những khó khăn mà ông đã trải qua trong cuộc sống.
Thủ tướng trả lời: Tôi sinh ra ở miền biển, lớn lên ở miền núi trong một gia đình nghèo, đông con. Mình luôn ý thức phấn đấu làm trọn vẹn công việc của mình, được người lớn tuổi và tổ chức giao nhiệm vụ gì thì cố gắng hoàn thành cho tốt. Những gì được giao thì làm cho tốt, những gì mình nghĩ ra được mà tốt cho mọi người, có lợi cho cái chung thì cố gắng làm.
Tôi may mắn được trải qua nhiều cương vị, công việc khác nhau, cả trong Nam ngoài Bắc, cả trong nước và ngoài nước. Ngoài nỗ lực của mình thì sự giúp đỡ, hỗ trợ của bạn bè, anh em, đồng chí rất quan trọng. Không có Đảng, Nhà nước, Nhân dân thì không có mình. Ví dụ như không có chính sách của Đảng, Nhà nước thì làm sao một học sinh nghèo miền núi như tôi có thể được đi học nước ngoài? Rồi sau khi tôi học xong thì được tổ chức phân công công việc. Tôi làm ở đâu thì cũng được anh em đồng chí hỗ trợ, giúp đỡ rất tận tình và tôi cũng cố gắng không phụ lòng họ.
Trên cương vị Thủ tướng, mình phải luôn cố gắng, trước đây cố gắng một thì bây giờ phải cố gắng mười để cùng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các đồng chí trong Chính phủ luôn đoàn kết, cố gắng làm tốt nhất, góp phần cùng cả nước phát huy đại đoàn kết toàn dân tộc, tháo gỡ các khó khăn, vượt qua các thách thức, tìm ra giải pháp tốt nhất, thực hiện mục tiêu mà Đại hội XIII của Đảng đã đề ra, xây dựng đất nước ngày càng hùng cường, thịnh vượng, nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc, không có ai bị bỏ lại phía sau.
Muốn làm được mục tiêu nói trên thì dưới sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp, thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự chung sức, đồng lòng của người dân và doanh nghiệp, sự hỗ trợ của bạn bè quốc tế, mỗi người đều phải cố gắng làm tốt công việc trên cương vị của mình.
Tôi xin trả lời mộc mạc như vậy".
Nghe câu trả lời, chị Nguyễn Thị Minh nhắc lại câu nói "chúng ta không lựa chọn nơi mình sinh ra, không lựa chọn cha mẹ của mình…". Bày tỏ xúc động với những chia sẻ rất chân thành, thật lòng của Thủ tướng, chị mong rằng thái độ sống tích cực, tinh thần nỗ lực vì cái chung sẽ tiếp tục lan tỏa tới tất cả mọi người chúng ta.
Hà Văn