Thủ tục ký kết, thực hiện thỏa thuận nhân danh Chính phủ 

(Chinhphu.vn) - Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 36/2018/QĐ-TTg quy định thủ tục ký kết, thực hiện thỏa thuận nhân danh Chính phủ và kiến nghị Chủ tịch nước quyết định ký kết thỏa thuận nhân danh Nhà nước không phải là điều ước quốc tế.

Theo đó, nguyên tắc ký, thông qua và thực hiện thỏa thuận là tuân thủ Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo đảm lợi ích quốc gia, dân tộc, phù hợp với đường lối đối ngoại của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia và các nguyên tắc cơ bản khác của luật pháp quốc tế.

Bên cạnh đó, phù hợp với điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; không làm thay đổi, phát sinh, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của Nhà nước hoặc Chính phủ, cơ quan, tổ chức, công dân của Việt Nam theo luật pháp quốc tế.

Thủ tục đề xuất ký, thông qua, sửa đổi, bổ sung, tạm đình chỉ thực hiện, chấm dứt, từ bỏ hoặc rút khỏi thỏa thuận gồm:

1- Cơ quan đề xuất gửi hồ sơ lấy ý kiến Bộ Ngoại giao và cơ quan, tổ chức có liên quan về việc ký, thông qua, sửa đổi, bổ sung, tạm đình chỉ thực hiện, chấm dứt, từ bỏ hoặc rút khỏi thỏa thuận.

2- Cơ quan được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ lấy ý kiến.

3- Sau khi hoàn thiện hồ sơ trên cơ sở các góp ý, cơ quan đề xuất Chính phủ quyết định đối với thỏa thuận nhân danh Chính phủ; kiến nghị Chính phủ trình Chủ tịch nước quyết định đối với thỏa thuận nhân danh Nhà nước.

4- Trên cơ sở quyết định bằng văn bản của cấp có thẩm quyền, cơ quan đề xuất tổ chức việc ký, thông qua, sửa đổi, bổ sung, tạm đình chỉ thực hiện, chấm dứt, từ bỏ hoặc rút khỏi thỏa thuận.

Hồ sơ lấy ý kiến về đề xuất ký, thông qua, sửa đổi, bổ sung, tạm đình chỉ thực hiện, chấm dứt, từ bỏ hoặc rút khỏi thỏa thuận gồm: Văn bản đề nghị cho ý kiến; Dự thảo tờ trình đề xuất việc ký, thông qua, sửa đổi, bổ sung, tạm đình chỉ thực hiện, chấm dứt, từ bỏ hoặc rút khỏi thỏa thuận, trong đó nêu rõ yêu cầu, mục đích; nội dung chính của thỏa thuận (trường hợp yêu cầu giấy ủy quyền, thì phải ghi rõ trong văn bản đề xuất); đánh giá tác động về mặt chính trị, kinh tế, xã hội và các tác động khác; đánh giá việc tuân thủ các nguyên tắc nêu trên; Dự thảo thỏa thuận bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài, bản dịch tiếng Việt nếu thỏa thuận chỉ được ký, thông qua bằng tiếng nước ngoài.

 

Hồ sơ trình về đề xuất ký, thông qua, sửa đổi, bổ sung, tạm đình chỉ thực hiện, chấm dứt, từ bỏ hoặc rút khỏi thỏa thuận gồm: Tờ trình đề xuất việc ký, thông qua sửa đổi, bổ sung, tạm đình chỉ thực hiện, chấm dứt, từ bỏ hoặc rút khỏi thỏa thuận; Ý kiến của Bộ Ngoại giao và cơ quan, tổ chức có liên quan; báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của Bộ Ngoại giao và cơ quan, tổ chức có liên quan và kiến nghị biện pháp xử lý; Dự thảo thỏa thuận bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài, bản dịch tiếng Việt nếu thỏa thuận chỉ được ký, thông qua bằng tiếng nước ngoài.

Chí Kiên

282 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Kinh tế

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 1196
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 1196
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 76386931