Thu NSNN 4 tháng đầu năm bằng 45,7% dự toán 

(ĐCSVN) – Ngày 16/5, Bộ Tài chính cho biết, 4 tháng đầu năm 2022, tổng thu ngân sách Nhà nước (NSNN) ước đạt 645,3 nghìn tỷ đồng, bằng 45,7% dự toán, tăng 13,3% so với cùng kỳ năm 2021; tổng chi NSNN 4 tháng ước đạt 470,2 nghìn tỷ đồng, bằng 26,3% dự toán.

 

Ảnh minh họa (Ảnh: M.P) 

Theo Bộ tài chính, trong bối cảnh xung đột vũ trang giữa Nga và Ukraine vẫn diễn ra căng thẳng, giá nhiên liệu và một số nguyên liệu đầu vào tăng cao, tác động làm tăng chi phí sản xuất - kinh doanh; đồng thời, việc triển khai thực hiện các giải pháp miễn, giảm thuế, phí, lệ phí để hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh, người dân theo Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội đã ảnh hưởng đến số thu ngân sách tháng 4 và 4 tháng đầu năm.

Cụ thể, tổng thu NSNN 4 tháng ước đạt 645,3 nghìn tỷ đồng, bằng 45,7% dự toán, tăng 13,3% so với cùng kỳ năm 2021; trong đó: thu nội địa đạt 44,2% dự toán, tăng 9,1%; thu từ dầu thô đạt 85,4% dự toán, tăng 93,4%; thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 50,7% dự toán, tăng 27,1%.

Đáng chú ý, có 54/63 địa phương có tiến độ thực hiện thu nội địa 4 tháng đạt trên 38% dự toán; 37 địa phương thu cao hơn so với cùng kỳ, 26 địa phương thu thấp hơn so với cùng kỳ.

Có 9/12 khoản thu nội địa đảm bảo tiến độ dự toán (trên 34% dự toán), một số khoản thu có mức tăng khá so cùng kỳ năm 2021. Bên cạnh đó, cơ quan Thuế, Hải quan đã tăng cường công tác quản lý thu, công tác thanh tra, kiểm tra, chống thất thu, xử lý thu hồi nợ đọng thuế, thực hiện tốt các chính sách miễn, giảm thuế, phí, lệ phí để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân đã ban hành. Ước tính đến hết 4 tháng, tổng số thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất được miễn, giảm để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân khoảng 14,7 nghìn tỷ đồng.

Trong khi đó, tổng chi NSNN 4 tháng ước đạt 470,2 nghìn tỷ đồng, bằng 26,3% dự toán, trong đó: chi đầu tư phát triển đạt 18,48% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao; chi trả nợ lãi đạt 32,6% dự toán; chi thường xuyên đạt 30,6% dự toán. Các nhiệm vụ chi ngân sách được thực hiện theo dự toán và tiến độ triển khai nhiệm vụ chuyên môn của các đơn vị sử dụng ngân sách, đáp ứng các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý nhà nước và thanh toán các khoản nợ đến hạn, đảm bảo kinh phí phòng, chống dịch, các nhiệm vụ chi an sinh xã hội, chăm lo cho các đối tượng hưởng lương, lương hưu và trợ cấp xã hội từ NSNN.

Ngân sách Trung ương đã chi từ dự phòng để bổ sung cho các địa phương 963,5 tỷ đồng kinh phí thực hiện phòng, chống dịch COVID-19 và hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch COVID-19, hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản khôi phục sản xuất ở vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh theo quy định. Bên cạnh đó, đã thực hiện xuất cấp 27,19 nghìn tấn gạo dự trữ quốc gia để khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, cứu trợ, cứu đói cho nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán và giáp hạt đầu năm.

Riêng về chi đầu tư phát triển, tổng số kế hoạch vốn năm 2022 Thủ tướng Chính phủ đã giao là 518,1 nghìn tỷ đồng, vốn của các Chương trình mục tiêu quốc gia chưa được giao kế hoạch; bên cạnh đó, các địa phương đã giao kế hoạch vốn đầu tư của địa phương (từ các nguồn tăng thu, kết dư NSĐP…) tăng khoảng 42 nghìn tỷ đồng so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

Tiến độ giải ngân vốn 4 tháng đầu năm chậm (bằng 18,48% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao), trong đó giải ngân vốn ngoài nước chỉ đạt xấp xỉ 3,25% kế hoạch. Nguyên nhân chủ yếu do một số dự án khởi công mới đang hoàn thiện thủ tục đầu tư, thực hiện công tác đấu thầu, thương thảo hợp đồng,...

Cân đối NSTW và ngân sách các cấp địa phương được đảm bảo. Tính đến ngày 25/4/2022, đã thực hiện phát hành 45,9 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ, với kỳ hạn bình quân 15,64 năm, lãi suất bình quân 2,4%/năm./.

 
M.P
416 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Kinh tế

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 960
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 960
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 87197289