Nhiều tàu cá bị hỏng do thiên tai (Ảnh: Đ.H)
Về Truyền thông và lưới điện: 2 cột truyền hình bị đổ tại thị xã Kỳ Anh và huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh. Có 2.855 cột điện bị đổ gãy (tăng 417 cột), trong đó: Nam Định: 25 cột (tăng 25 cột); Thanh Hóa: 58 cột; Nghệ An: 874 cột; Hà Tĩnh: 2 cột; Quảng Bình: 1.873 cột (tăng 392 cột); Quảng Trị: 21 cột; Thừa Thiên - Huế: 2 cột.
Về tàu thuyền: 8 tàu cá (công suất >20CV) bị chìm (giảm 10 tàu), trong đó: Thanh Hóa: 1 tàu; Quảng Bình: 1 tàu (giảm 10 tàu); Quảng Ngãi: 6 tàu. 228 thuyền nhỏ bị hư hỏng, cuốn trôi (tăng 175 thuyền), trong đó: Hải Phòng: 1 thuyền; Nam Định: 165 thuyền (tăng 165 thuyền); Thanh Hóa: 37; Quảng Bình: 10 thuyền (tăng 10 thuyền); Thừa Thiên - Huế: 15.
Về Đê điều: Đê biển có tổng số sự cố: 35 sự cố (Hải Phòng: 1; Nam Định: 14; Ninh Bình: 1; Thanh Hóa: 2; Nghệ An: 5; Hà Tĩnh: 3; Quảng Bình: 1; Quảng Trị: 5; Thừa Thiên - Huế: 3). Đê sông: Tổng số sự cố: 21 (Hải Phòng: 2; Thái Bình: 3; Nam Định: 8; Thanh Hóa: 5; Nghệ An: 1; Thừa Thiên - Huế: 2).
Về Nông nghiệp, lâm nghiệp: Cây trồng lâu năm bị gãy đổ, giảm năng suất: 13.082ha (Nam Định: 5ha; Nghệ An: 84ha; Quảng Bình: 8.679ha; Quảng Trị: 4.312ha; Thừa Thiên - Huế: 2ha). Cây trồng hàng năm, cây ăn quả bị gãy đổ, giảm năng suất: 5.812ha, giảm 5265 ha, trong đó: Thanh Hóa: 659 ha; Nghệ An: 267,6ha (tăng 1,6ha); Quảng Bình: 8.473ha (giảm 5.266ha); Quảng Trị: 1.538ha. Về thủy sản: 15.641 ha diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại.
Về giao thông: 141m đường quốc lộ; 51.521m đường giao thông địa phương; 27 cầu, 19 cống bị sạt lở, hư hỏng. Theo báo cáo nhanh số 05/BC-PCTT&TKCN của Văn phòng thường trực phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Bộ Giao thông vận tải, thiệt hại về giao thông tính đến ngày 17/9 tại các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị như sau: Trôi 1 phao đầu luồng Chân Mây; hư hỏng, trôi một số thiết bị báo hiệu đường thủy nội địa; 3 ngầm tràn bị ngập, ách tắc giao thông (2 tràn Quốc Lộ 48E Nghệ An, 1 tràn Quốc lộ 217B Thanh Hóa), Nghệ An hiện nước đã rút; Hư hỏng một số cột thông tin, tuyến cáp, nhà làm việc phục vụ đường sắt K242+680-K242+730 khu gian Trường Lâm - Hoàng Mai, xói trôi nền đá từ 10-20cm dưới đáy tà vẹt, Tổng công ty đường sắt Việt Nam đã khắc phục sự cố; Hoãn hủy 48 chuyến bay ngày 14-15/9.
Về thủy lợi: 42.558m kênh mương bị sạt lở (tăng 1.120m), trong đó: Thanh Hóa: 213m; Nghệ An: 22.469m; Quảng Bình: 10.346m (tăng 1.120m); Quảng Trị: 9.500m; Thừa Thiên - Huế: 30m; 21 đập thủy lợi loại nhỏ bị sạt lở, hư hỏng (tăng 3 đập), trong đó: Thanh Hóa: 3 đập; Nghệ An: 11 đập (tăng 3 đập); Quảng Bình: 7 đập.
Tổng thiệt hại ước tính: 11.283 tỷ đồng. (các địa phương đang tiếp tục rà soát, cập nhật thống kê, phân loại thiệt hại).
Về công tác khắc phục hậu quả bão số 10: Theo báo cáo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các địa phương tính đến 16h00 ngày 18/9 như sau: Hệ thống lưới điện 500KV đã khôi phục vận hành bình thường. Hệ thống lưới điện 220KV: Còn 02 đường dây 220KV Vũng Áng - Đồng Hới và Formusa - Ba Đồn (đường dây liên kết lưới 220KV miền Bắc, miền Trung) chưa được khôi phục xong, nhưng không ảnh hưởng đến cấp điện cho các trạm 220KV tỉnh Quảng Bình. Phân phối điện: Đến 16h00 ngày 18/9/2017 đã khôi phục cấp điện lại cho toàn bộ tỉnh Thanh Hóa và tỉnh Nghệ An. Riêng tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Quảng Bình đã cấp điện lại một số khu vực, cụ thể: đã cấp điện được 4/12 phường/xã thuộc thị xã Kỳ Anh; 20/27 xã/thị trấn thuộc huyện Cẩm Xuyên; toàn bộ huyện Kỳ Anh chưa được cấp điện trở lại; các huyện thị Đồng Hới, Quảng Ninh, Tuyên Hóa và Minh Hóa đã được cấp điện trở lại. Tổng số khách hàng bị mất điện là 1.511.127, tính đến 16h ngày 18/9 đã khắc phục được 1.325.082 khách hàng, còn lại 186.045 khách hàng chưa khắc phục (Hà Tĩnh: 60.656; Quảng Bình: 125.389). Dự kiến cấp điện ổn định cho tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình trong ngày 19/9/2017.
Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp tiếp tục huy động lực lượng giúp người dân sửa chữa nhà cửa, dọn dẹp cây đổ, vệ sinh môi trường để sớm ổn định đời sống và sản xuất, khôi phục hệ thống điện, thông tin liên lạc; sửa chữa các công trình giao thông, thủy lợi, đê điều bị sạt lở và hư hỏng.
Về cảnh báo lũ trên sông Cửu Long và triều cường các sông Nam Bộ: Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương, hiện nay, mực nước sông Mê Kông, sông Cửu Long và sông Sài Gòn đang lên. Mực nước cao nhất ngày 17/9, trên sông Tiền tại Tân Châu: 3m, trên sông Hậu tại Châu Đốc: 2,66m.
Dự báo, do ảnh hưởng của lũ tuyến trên kết hợp với kỳ triều cường mực nước sông Cửu Long sẽ lên nhanh. Từ ngày 22-23/9, mực nước sông Tiền tại Tân Châu: 3,5m (báo động 1), sông Hậu tại Châu Đốc: 3,1m (trên báo động 1: 0,1m), tại các trạm chính hạ lưu sông Cửu Long lên mức báo động 2 - báo động 3. Mực nước tại trạm Phú An trên sông Sài Gòn có khả năng lên mức báo động 3. Nguy cơ cao xảy ra ngập úng ở các vùng trũng thấp, vùng ven sông, vùng ngoài đê bao các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Long An và ngập úng ở các vùng trũng thấp khu vực thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Cần Thơ.
Về tình hình hồ chứa ở Trung Bộ: Khu vực từ Thanh Hóa đến Nghệ An tính đến 06h ngày 19/9 có 2/14 hồ chứa thủy điện đang xả tràn bao gồm, Nghệ An: Chi Khê: 669m3/s, Khe Bố: 150m3/s. Các tỉnh Tây Nguyên: Dung tích các hồ hầu hết đạt trên 65% dung tích thiết kế. Một số hồ đạt mức cao, như: Ayun hạ 91% (Gia Lai); Ea Soup Hạ 94% (Đăk Lăk); Tuyền Lâm 100%, Đạ Tẻh 120% (Lâm Đồng);... Hiện hồ Ayun Hạ đang xả 123 m3/s. Các tỉnh Đông Nam Bộ: Dung tích các hồ hầu hết đạt 65-75% dung tích thiết kế. Một số hồ đạt mức tương đối cao, như: Gia Ui 88%, Sông Mây 102% (Đồng Nai); Sông Ray 79% (Bà Rịa - Vũng Tàu);... Hiện hồ Dầu Tiếng đang xả 100m3/s.
Để bảo đảm an toàn hồ đập, Vụ An toàn đập - Tổng cục Thủy lợi đã đề nghị các địa phương kiểm tra các hồ chứa nước, nhất là các hồ xung yếu, các hồ đã đầy nước hoặc gần đầy nước, xử lý kịp thời các sự cố, chủ động tiêu nước thoát lũ để đảm bảo an toàn các hồ chứa. Theo báo cáo của các địa phương, các hồ chứa vừa và lớn đang vận hành theo đúng quy trình đã được phê duyệt. Các hồ chứa nhỏ do các địa phương quản lý tiếp tục theo dõi diễn biến mực nước và hiện trạng công trình. Đến nay, chưa có báo cáo về sự cố mất an toàn công trình của các địa phương.
Để khắc phục hậu quả do thiên tai, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai tổ chức trực ban nghiêm túc, thường xuyên theo dõi diễn biến mưa lũ sau bão, tổng hợp tình hình, đôn đốc công tác khắc phục hậu quả của bão và tổng hợp thiệt hại.
Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai đã có Báo cáo số 118/BC-TWPCTT ngày 18/9 báo cáo Thủ tướng Chính phủ về công tác ứng phó và khắc phục hậu quả bão số 10. Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai cũng đã có Công văn số 120/ TWPCTT ngày 18/9 gửi Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh thành phố bị ảnh hưởng bởi bão số 10 về những công việc cần tiếp tục triển khai sau bão và mưa lũ.
Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố tiếp tục huy động lực lượng, vật tư, phương tiện và tổ chức các đoàn công tác trực tiếp xuống các địa bàn kiểm tra, chỉ đạo, hỗ trợ các địa phương khẩn trương khắc phục hậu quả mưa bão và tổ chức thống kê, tổng hợp thiệt hại.
Những công việc triển khai tiếp theo, tiếp tục rà soát, thống kê đánh giá thiệt hại do mưa bão gây ra, tổ chức vệ sinh môi trường đề phòng dịch bệnh phát sinh. Xác định nhu cầu hỗ trợ nhất là về giống lúa hoa màu, cơ số thuốc để kịp thời hỗ trợ sớm phục hồi sản xuất và sinh hoạt. Khôi phục, sửa chữa hệ thống điện, thông tin truyền thông, hệ thống đê điều và hệ thống cơ sở hạ tầng khác. Tiếp tục kiểm tra đảm bảo an toàn hồ chứa, nhất là các trọng điểm xung yếu, các hồ chứa nhỏ đã đầy nước do địa phương quản lý./.
Đặng Hiếu