THÀNH PHỐ ĐÔNG HÀ THỰC HIỆN CÁC CHÍNH SÁCH VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM VÀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG 

Những năm qua, công tác hỗ trợ cho vay vốn giải quyết việc làm và giảm nghèo trên địa bàn thành phố Đông Hà đã bám sát mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, từng bước mang lại hiệu quả thiết thực. Các nguồn vốn vay được phân bổ hỗ trợ đến các phường trên địa bàn thông qua cho vay ủy thác ở các Hội, đoàn thể, từ đó tạo điều kiện giúp người dân tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, kinh doanh, học tập, tạo việc làm mới. Các hộ nghèo được tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản để ổn định cuộc sống và vươn lên thoát nghèo. Vì vậy, công tác giảm nghèo và giải quyết việc làm trên địa bàn thành phố đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần ổn định xã hội và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Tuy vậy, công tác hỗ trợ vốn vay giải quyết việc làm và giảm nghèo vẫn còn một số hạn chế nhất định. Mặc dù tỷ lệ hộ nghèo giảm nhưng vẫn chưa đạt yêu cầu. Mức độ tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người nghèo vẫn còn hạn chế. Các nguồn lực huy động trong xã hội chưa đáp ứng được nhu cầu của địa phương. Công tác chỉ đạo và phối hợp của một số cấp ủy Đảng, chính quyền ở cơ sở trong công tác giảm nghèo còn thiếu quyết liệt, chưa chặt chẽ.

Việc thực hiện chính sách hỗ trợ cho vay vốn giải quyết việc làm chưa đáp ứng đủ nhu cầu vay của người dân; công tác vay vốn mới tập trung ở các hộ gia đình và cơ sở kinh doanh nhỏ, lẻ; mức cho vay ở một số cơ sở sản xuất, kinh doanh còn thấp, chưa phù hợp với nhu cầu đầu tư, tạo việc làm, tăng thu nhập ở một số lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực kinh doanh, thương mại, tiểu thủ công nghiệp.

Để hỗ trợ tốt hơn cho lao động tiếp cận với nguồn lực giải quyết việc làm nhằm nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương, thành phố Đông Hà xây dựng Đề án hỗ trợ cho vay giải quyết việc làm và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025. Mục tiêu của Đề án là thực hiện đồng bộ, toàn diện, có hiệu quả các cơ chế, chính sách đối với công tác cho vay giải quyết việc làm và giảm nghèo. Huy động các nguồn lực, nguồn vốn vay và sự vào cuộc của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và người dân đối với công tác tạo việc làm mới và giảm nghèo bền vững, góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp  và hộ nghèo,hạn chế tái nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, củng cố lòng tin của Nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Phấn đấu đến năm 2025 tạo việc làm mới cho trên 9.250 lao động, bình quân trên 1.850 lao động/năm; giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn thành phố xuống dưới 2% theo tiêu chuẩn giai đoạn mới; có 1 - 2 phường không còn hộ nghèo (trừ hộ nghèo bảo trợ xã hội). Hàng năm, 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo được tiếp cận và hỗ trợ các chính sách an sinh xã hội; có 5 - 10 lao động trong các hộ nghèo tham gia làm việc có thời hạn ở nước ngoài, góp phần tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững; 80% hộ nghèo, hộ cận nghèo được tập huấn về khuyến nông – lâm - ngư, chuyển giao khoa học kỹ thuật, kiến thức vào sản xuất…

Để đạt được các mục tiêu này, Đông Hà xác định rõ nguồn vốn vay giải quyết việc làm đối với người lao động, vốn giải quyết việc làm đối với các cơ sở sản xuất - kinh doanh; cơ chế cho vay; tổ chức quản lý và sử dụng nguồn vốn. Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về nguồn vốn vay kịp thời đến với các đối tượng để giúp đối tượng nắm vững quy định, quy trình vay vốn, sử dụng vốn vay đúng mục đích và hiệu quả. Tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương để nâng cao chất lượng hoạt động cho vay, nhất là chương trình cho vay giải quyết việc làm đối với cơ sở sản xuất - kinh doanh, người lao động nhằm duy trì và mở rộng việc làm, tăng thu nhập hộ gia đình, đảm bảo an sinh xã hội; lồng ghép có hiệu quả chương trình khuyến nông, khuyến ngư, khuyến công với hoạt động cho vay nhằm đảm bảo hiệu quả thiết thực nguồn vốn vay cũng như mục đích sử dụng nguồn vốn đối với hộ gia đình và cơ sở sản xuất, kinh doanh. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc sử dụng và quản lý nguồn vốn vay. Biểu dương, nhân rộng kịp thời các mô hình sử dụng nguồn vốn vay mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo việc làm cho nhiều lao động.

Tổ chức đối thoại chính sách giảm nghèo giữa người đứng đầu chính quyền từ thành phố đến cơ sở và người dân để nắm bắt nhu cầu, nguyện vọng, thực trạng đời sống của người nghèo cũng như cơ hội tiếp cận các chương trình, chính sách giảm nghèo; từ đó có giải pháp xử lý và kiến nghị điều chỉnh phù hợp nhằm đẩy nhanh tiến độ giảm nghèo bền vững. Triển khai đồng bộ, có hiệu quả các chính sách an sinh xã hội như: dạy nghề, hỗ trợ vay vốn, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, tiếp cận thông tin đảm bảo hộ nghèo, hộ cận nghèo được thụ hưởng đầy đủ, kịp thời. Hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập cho hộ nghèo, hộ cận nghèo. Vận động các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân cùng chung tay góp sức tham gia thực hiện chính sách an sinh xã hội đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo. Quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn giảm nghèo, ưu tiên đầu tư cho địa phương khó khăn, có tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo cao, các hộ nghèo thuộc diện gia đình chính sách, đối tượng bảo trợ xã hội và đối tượng có khả năng thoát nghèo. Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn từ các Đề án của thành phố với công tác giảm nghèo để tăng hiệu quả đầu tư.

Nhân rộng các mô hình sản xuất kinh doanh giỏi để giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo học tập và làm theo; kịp thời biểu dương những hộ nghèo điển hình trong việc phát triển kinh tế và vươn lên thoát nghèo. Có chính sách khen thưởng đối với những hộ nghèo điển hình trong việc thoát nghèo bền vững. Lê Trang

349 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Tin cơ sở

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 543
    • Thành viên Thành viên 2
    • Tổng Tổng 545
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 77456627