Tháng Tư - Vang vọng lời non sông 

Tháng Tư trong 12 tháng của năm tuy không hối hả đưa tiễn năm cũ, đón chào năm mới như ngày đầu tháng giêng; cũng không có cảm giác nhà hạ, nhấp nhi cái rét ngọt tháng 2 mà người đời hay gọi là rét của “nàng Bân” nhưng với mỗi người dân Việt, tháng tư tháng của nguồn cội để rồi nhớ cái đã qua, ngẫm điều hiện tại và hướng những điều lớn lao mai sau.

                                                  Dù ai đi ngược về xuôi

                                      Nhớ ngày giỗ Tổ mồng Mười tháng Ba.

Vua Hùng được coi là vị Tổ dựng nước, là Tổ tiên của cả dân tộc Việt Nam.

Dân tộc Việt Nam cùng chung nguồn cội, có chung một thủy tổ. Chính vì vậy, giỗ Tổ Vua Hùng có một vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh, vừa thiêng liêng cao quý, vừa chan chứa tự hào. Ngày Giỗ tổ Hùng Vương, là dịp củng cố sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc...Tôn thờ Hùng Vương chính là tôn thờ chủ nghĩa yêu nước của dân tộc Việt Nam. Bởi thế, tất cả người Việt Nam thuộc mọi thành phần, dân tộc, giai cấp, tôn giáo, giới tính, tuổi tác... đều hướng về ngày 10-3 âm lịch hằng năm với đạo lý “Chim có tổ, người có tông, cây có cội, sông có nguồn”.

Theo một số liệu chưa đầy đủ, cả nước hiện có 1.417 di tích thờ các vua Hùng và các nhân vật ở thời đại Hùng Vương. Ðó là con số thể hiện lòng ngưỡng mộ, biết ơn các bậc tiền nhân đã có công khai cơ lập quốc, đặt nền móng cho sự hình thành quốc gia dân tộc Việt Nam.

Hình tượng Quốc Tổ Hùng Vương trong tâm thức người dân Việt là “hạt nhân” trung tâm tạo sự gắn kết, mang đậm màu sắc tín ngưỡng dân gian  làm chỗ dựa tâm linh cho cả cộng đồng. Đó là điều gần như chưa xuất hiện ở bất cứ quốc gia nào trên thế giới. "Hùng Vương từ một anh hùng văn hóa trong truyền thuyết bước vào cuộc đời thực của người Việt Nam với tư cách là một biểu tượng văn hóa độc đáo ít thấy ở các quốc gia khác trên thế giới. Và do đó, chúng ta có thể khẳng định, tín ngưỡng thờ tổ tiên của người Việt mà sự thăng hoa và biểu tượng văn hóa của nó là tín ngưỡng thờ Hùng Vương phải được tôn vinh với tư cách là một nhân tố biểu hiện bản sắc văn hóa dân tộc".  Một tình yêu máu mủ đồng bào xuyên suốt từ thuở hồng hoang đến thời đại Hồ Chí Minh rực rỡ ngày nay.

Ngày 30 tháng Tư cách đây 43 năm Nhân dân Việt Nam mang trong mình dòng máu Lạc-Hồng dưới sự lãnh đạo tài tình của Đảng đã làm nên kỳ tích lịch sử: Đại thắng mùa xuân- 1975, kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, một cuộc kháng chiến lâu dài, gian khổ, ác liệt và cả sự hy sinh lớn lao nhất trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc.

Năm tháng sẽ trôi qua, nhưng thắng lợi của nhân dân ta trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”.(1)  

Để có thắng lợi mang tầm thời đại đó, ròng rã ba thập kỷ dân tộc ta đã biến lời thề “Quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mệnh và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy”, “Thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ...bằng chiến thắng Điện Biên Phủ tháng 5/1954 và hàng loạt chiến công, trong đó có chiến thắng Điện Biên phủ trên không (tháng 12/1972). Chúng ta, đã làm một việc mà kẻ thù không ngờ tới đó là “biết giành thắng lợi từng bước, đánh thắng địch trong từng chiến lược chiến tranh rồi tiến tới một cuộc tổng tiến công chiến lược để vừa đánh cho Mỹ cút, vừa lật đổ được chính quyền Việt Nam Cộng hòa, thu giang sơn về một mối”. (2)

Hai sự kiện lịch sử: Giỗ Tổ Vua Hùng và ngày Chiến thắng 30/4 cách nhau hàng ngàn năm “gặp nhau” trong tháng Tư đều mang đến thông điệp: hãy tự hào với truyền thống - văn hóa của một dân tộc; đó chính là nguồn cội, là sức mạnh nội sinh trên hành trình ta đi tới.

                                                                                                                   Trí Ánh-Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ

                                           

____________________

(1) Theo PGS.TS Đặng Văn Bài, Phó Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Việt Nam khẳng định:

(2) Báo cáo chính trị tại Đại hội IV của Đảng

(3) Theo Đại tá, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Ngọc Long, nguyên Phó Viện trưởng Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam

 

 

1808 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.
Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 815
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 815
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 87013747