Tổ công tác của Thủ tướng nêu thực trạng này tại báo cáo vừa được gửi tới phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 vừa qua.
Trong tháng 3, Tổ công tác đã có buổi làm việc với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hội đồng Tư vấn du lịch và 09 Hiệp hội doanh nghiệp, gồm để nắm bắt cụ thể tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và lắng nghe những phản ánh, kiến nghị của các cơ quan, Hiệp hội về những khó khăn mà doanh nghiệp đang gặp phải, cần được tháo gỡ, hỗ trợ.
Các cơ quan, Hiệp hội doanh nghiệp phản ánh Chỉ thị 11/CT-TTg ngày 04 tháng 3 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch COVID-19 được ban hành rất kịp thời, hiệu quả, thể hiện sâu sắc sự quan tâm, hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; các giải pháp đề ra tại Chỉ thị 11/CT-TTg được triển khai thực hiện kịp thời sẽ giúp doanh nghiệp tiếp tục duy trì hoạt động ổn định, vượt qua những khó khăn trước ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Tuy nhiên, việc thực thi các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị 11/CT-TTg còn một số bất cập.
Cụ thể, một số bộ, cơ quan triển khai thực hiện còn chậm, chưa bảo đảm đúng tiến độ theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ. Một số giải pháp các bộ, cơ quan đề ra còn mang tính hình thức, nhiều thủ tục, chưa sát thực tiễn, doanh nghiệp khó tiếp cận được sự ưu đãi, hỗ trợ của Chính phủ, sự quan tâm, tạo điều kiện của Thủ tướng Chính phủ.
Các cơ quan, Hiệp hội doanh nghiệp cũng kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nhiều giải pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp, ngành nghề.
Tổ công tác kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, cơ quan tập trung cao độ, khẩn trương thực hiện nghiêm túc các giải pháp, nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao tại Chỉ thị số 11/CTTTg ngày 04 tháng 3 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ. Các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, bảo đảm an sinh xã hội phải cụ thể, tránh hình thức (giảm hoặc miễn phải bằng con số cụ thể), thiết thực, bảo đảm hiệu quả trong khâu thực thi.
Bộ Tài chính khẩn trương rà soát, đề xuất về việc miễn, giảm thuế, phí, lệ phí để tháo gỡ khó khăn cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước 10 tháng 4 năm 2020.
Bộ Giao thông vận tải khẩn trương chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan và chỉ đạo ngay các đơn vị chức năng trực thuộc Bộ rà soát, cắt giảm thủ tục hành chính, giảm chi phí logistics hàng hải, hàng không, đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước 10 tháng 4 năm 2020 theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 11/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Cũng theo Tổng công tác, hiện còn 17 văn bản quy phạm pháp luật đang nợ đọng, chưa được ban hành (giảm 02 văn bản so với tháng trước). Ngoài ra, các Bộ, cơ quan có 57 văn bản quy định chi tiết (31 nghị định, 26 thông tư) phải được ban hành trước 15 tháng 5 năm 2020 để bảo đảm có hiệu lực từ01 tháng 7 năm 2020 cùng với các luật, pháp lệnh nhưng đến nay chưa được các bộ, cơ quan trình theo đúng chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 28/NQ-CP ngày 10 tháng 3 năm 2020.
Tổ công tác kiến nghị Chính phủ tiếp tục chỉ đạo Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan chịu trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo, khẩn trương hoàn thiện, trình Chính phủ ngay các văn bản quy định chi tiết đang nợ đọng để bảo đảm ban hành trước 15 tháng 4 năm 2020 theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại Nghị quyết số 28/NQ - CP của Chính phủ và văn bản số 228/TTg - PL của Thủ tướng Chính phủ; chịu trách nhiệm giải trình trư ớc Quốc hội, trư ớc Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc chậm tiến độ. Tiến độ và chất lượng các dự án luật và văn bản quy định chi tiết là một trong các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ, là tiêu chuẩn xét các danh hiệu thi đua khen thưởng năm 2020 đối với người đứng đầu Bộ, cơ quan và cá nhân liên quan.
Đối với 59 văn bản quy định chi tiết các luật, pháp lệnh có hiệu lực từ 01/7/2020: 32 Nghị đị nh, các bộ, cơ quan phải trình Chính phủ trư ớc 15 tháng 4 năm 2020 để bảo đảm ban hành trước 15 tháng 5 năm 2020; 27 Thông tư, các bộ, c ơ quan phải ban hành theo thẩm quyền trước 15 tháng 5 năm 2020 theo đúng chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 28/NQ-CP.
Bộ Tư pháp chủ động tăng cường theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc soạn thảo, trình các văn bản quy định chi tiết của các Bộ, cơ quan. Rà soát, đề xuất Thủ tướng phân công các Bộ chủ trì soạn thảo văn bản quy định chi tiết ngay khi các Luật, Pháp lệnh được thông qua. Trong đó lồng ghép nhiều nội dung trong 1 văn bản, giảm thiểu tối đã việc ban hành nhiều văn bản quy định chi tiết một luật.
Trong 3 tháng đầu năm 2020, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao 2.302 nhiệm vụ cho các bộ, cơ quan, địa phương. Lũy kế từ 01/01/2019 đến nay, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao 13.084 nhiệm vụ. Trong đó, có 7.327 nhiệm vụ đã hoàn thành, 5.533 nhiệm vụ đang thực hiện trong hạn, 224 nhiệm vụ chưa hoàn thành quá hạn (chiếm 1,7%, giảm 0,9% so với tháng trước).
Về thực hiện Chương trình công tác, 03 tháng đầu năm 2020, có 129 đề án phải trình. Hiện, đã trình 83/129 đề án, còn 46 đề án chưa trình, chiếm 35%.
Tổ công tác kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ trực tiếp chỉ đạo thực hiện Chương trình công tác bảo đảm chất lượng và tiến độ. Các Bộ nợ đọng nhiều phải có báo cáo giải trình với Thủ tướng hàng tháng; khẩn trương đẩy nhanh tiến độ xây dựng các đề án nợ đọng, bảo đảm trình trước 10/4/2020; đồng thời bảo đảm tiến độ trình 21 đề án theo chương trình công tác tháng 4 và 45 đề án đang nợ đọng, không để nợ đọng tiếp theo.
Giao Tổ công tác tiếp tục đôn đốc, kiểm tra tình hình thực hiện chương trình công tác và trực tiếp làm việc với các Bộ nợ đọng nhiều đề án và chậm triển khai các nhiệm vụ giao.
|
Thành Đạt