Tăng nhanh thu nhập bình quân đầu người/năm ở nông thôn 

(ĐCSVN) - Theo tính toán của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sau 10 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, thu nhập bình quân đầu người/năm ở nông thôn nước ta tăng nhanh hơn tốc độ tăng thu nhập của người dân vùng đô thị.

 

Cụ thể, mức tăng lên tới 2,78 lần, từ mức 12,8 triệu đồng năm 2010 lên mức 35,88 triệu đồng/người năm 2018. Khoảng cách về thu nhập giữa nông thôn và thành thị giảm từ 2,1 lần năm 2010 xuống còn 1,8 lần năm 2018 (vùng Đồng bằng sông Cửu Long giảm còn 1,41 lần, vùng Đông Nam bộ 1,57 lần, Thành phố Hồ Chí Minh giảm xuống còn 1,32 lần với mức thu nhập ở nông thôn đạt 58 triệu đồng/người/năm).

Thu nhập từ hoạt động nông, lâm, thủy sản hiện chỉ còn chiếm 22% tổng thu nhập của hộ nông thôn.

 
Kinh tế nông thôn liên tục tăng trưởng khá và chuyển mạnh theo hướng công nghiệp - dịch vụ. Năm 2019, thu nhập từ hoạt động nông, lâm, thủy sản chỉ còn chiếm 22% tổng thu nhập của hộ nông thôn. Thu nhập từ hoạt động phi nông nghiệp chiếm 78%. Tại những xã đạt chuẩn nông thôn mới thì tỷ lệ thu nhập từ hoạt động phi nông nghiệp lên tới 80%. Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, như vậy phát triển công nghiệp, dịch vụ nông thôn đã và đang trở thành giải pháp quan trọng tạo việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động và nâng cao thu nhập cho hộ dân nông thôn.

 Kết quả trên hoàn toàn phù hợp với số liệu của Tổng cục Thống kê thu thập được qua Tổng Điều tra dân số và nhà ở năm 2019. Theo đó, tỷ trọng lao động có việc làm trong khu vực nông, lâm, thủy sản ở nước ta liên tục giảm, từ 53,9% năm 2009 xuống còn 35,3% năm 2019. Đây là lần đầu tiên, số lao động làm việc trong khu vực dịch vụ cao hơn số lao động trong khu vực nông, lâm, thủy sản. Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới cùng với những chính sách thu hút đầu tư và phát triển công nghiệp, dịch vụ, khuyến khích khởi nghiệp của Chính phủ được cho là những nguyên nhân trực tiếp tạo ra sự chuyển dịch tích cực giữa các ngành trong nền kinh tế.

 Tổng cục Thống kê dự báo, với tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động như hiện nay thì mục tiêu Nghị quyết số 23/NQ-TW ngày 22/3/2018 của Bộ Chính trị về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045: “đến năm 2030, tỷ lệ lao động trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ đạt trên 70%” có thể vượt chỉ tiêu đề ra./.                                                   

 
Bài, ảnh: Phương Liên
932 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Kinh tế

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 483
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 483
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 87831546