Tăng cường hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp và người dân 

(ĐCSVN) - Tổ thư ký Hội đồng phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương nhất trí rằng, việc thực hiện Đề án truyền thông chính sách tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần nhanh chóng khắc phục tồn tại, khó khăn để phát huy hiệu quả triển khai trong thực tế.

Ngày 13/6, tại trụ sở Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), Tổ Thư ký giúp việc của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương đã có cuộc Tọa đàm trao đổi tình hình thực hiện các chương trình, Đề án về truyền thông, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tại Bộ KH&ĐT.

 Cục trưởng Cục PBGDPL, Bộ Tư pháp, Lê Vệ Quốc (đứng) phát biểu tại Tọa đàm (Ảnh: HNV)

Tại Tọa đàm, Cục trưởng Cục PBGDPL, Bộ Tư pháp, Lê Vệ Quốc cho biết, đây là dịp để Bộ KH&ĐT trao đổi thông tin, chia sẻ, từ đó nắm bắt khó khăn, vướng mắc tại Bộ cùng các đơn vị liên quan cũng như thống nhất ban đầu các giải pháp tháo gỡ, những công việc đòi hỏi tính liên ngành, sự phối hợp các đơn vị liên quan trong triển khai chương trình, Đề án.

Cũng tại Tọa đàm, Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ KH&ĐT Hoàng Mạnh Phương chia sẻ, liên quan tới Đề án truyền thông chính sách tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp (Đề án 407), Bộ đã chủ động, sáng tạo và linh hoạt, triển khai qua hình thức cả trực tiếp và trực tuyến thông qua hai kênh: đối thoại chính sách (diễn đàn doanh nghiệp, sáng kiến chung); tổ công tác (đôn đốc, thúc đẩy giải ngân).

Đại diện các đơn vị cùng trao đổi tại Tọa đàm. (Ảnh: HNV) 

Đại diện các đơn vị liên quan tham dự Tọa đàm cũng kiến nghị cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; đồng thời nâng cao hiệu quả triển khai các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thủ tục hành chính, quy định pháp lý nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; hỗ trợ giảm chi phí cho doanh nghiệp; hỗ trợ xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, phát triển kinh doanh bền vững.

Đặc biệt, cần tăng cường tổ chức các lớp tập huấn về truyền thông chính sách, tiếp cận pháp luật cho các Bộ, ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan hoặc bố trí báo cáo viên để trao đổi, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm trong lĩnh vực này tại các lớp tập huấn do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, truyền thông chính sách và đa dạng hóa hình thức tuyên truyền, đưa công tác này phát triển sâu rộng nhằm nâng cao nhận thức của người dân và doanh nghiệp; xây dựng, đăng tải tài liệu truyền thông phù hợp với từng đối tượng để cung cấp thông tin dự thảo chính sách cho người dân, tổ chức, doanh nghiệp. Tổ chức truyền thông qua nhiều loại hình: hội nghị, hội thảo, tập huấn, tọa đàm, diễn đàn, các phóng sự, phỏng vấn, đối thoại trực tiếp, trực tuyến; hướng dẫn, bố trí dòng kinh phí riêng dành cho các Đề án trên để bảo đảm triển khai đồng bộ, hiệu quả; quan tâm đến số lượng biên chế những người làm công tác pháp chế, tiếp tục nâng cao năng lực cán bộ để đáp ứng các nhiệm vụ ngày càng nhiều trong bối cảnh hiện này.

“Riêng Bộ Tư pháp, cần có những hướng dẫn cụ thể để triển khai trọng tâm, trọng điểm và thống nhất giữa các bộ ngành và địa phương” - đại diện Bộ KH&ĐT đề xuất.

 
Lê Anh
89 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Kinh tế

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 1193
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 1193
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 87132638