Tăng cường công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di tích đã xếp hạng  

Trong những năm qua, việc quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh được cấp ủy các cấp quan tâm chỉ đạo thực hiện đạt một số kết quả quan trọng. Hầu hết các di tích được kiểm kê, quản lý, tu bổ, tôn tạo từng bước phát huy giá trị.

Toàn tỉnh có 501 di tích được xếp hạng theo Luật Di sản  văn hóa (trong đó có 04 di tích quốc gia đặc biệt với 28 địa điểm di tích thành phần, 20 di tích quốc gia với 27 địa điểm di tích thành phần, 477 di tích cấp tỉnh), các di tích phát huy giá trị, trở thành nơi giáo dục truyền thống cách mạng và điểm tham quan du lịch hấp dẫn. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, công tác quản lý di tích còn có những khó khăn nhất định do nhận thức của một số cấp ủy, chính quyền địa phương về công tác quản lý, bảo vệ, tu bổ, tôn tạo di tích còn hạn chế; việc bố trí ngân sách và huy động các nguồn lực để phục hồi, tu bổ, tôn tạo còn khó khăn; việc khai thác giá trị di tích phục vụ phát triển du lịch chưa đạt được yêu cầu, mong muốn đặt ra.

 Để đẩy mạnh việc quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di tích đã xếp hạng theo chỉ đạo của Thường trực Ban Bí thư, yêu cầu của Ban cán sự đảng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và căn cứ thực tiễn của tỉnh, Ban Thơờng vụ Tỉnh uỷ vưa fcos văn bản số 1640-CV/TU, ngày 17/8/2024 yêu cầu Ban cán sự đảng UBND tỉnh, các huyện, thị, thành ủy chỉ đạo tiếp tục tuyên truyền quán triệt, lãnh chỉ đạo tổ chức thực hiện nghiêm các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước liên quan công tác quản lý và phát huy giá trị di tích nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, cán bộ, đảng viên và nhân dân địa phương về vị trí, tầm quan trọng, ý nghĩa và giá trị của các di tích lịch sử, văn hóa; tuân thủ nghiêm quy định của pháp luật về di sản văn hóa, các quy tắc bảo tồn, bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa. Đồng thời phát huy hệ thống di tích thành nguồn tài nguyên văn hóa, sản phẩm du lịch, góp phần quan trọng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Chỉ đạo tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các di tích lịch sử - văn hóa, bố trí ngân sách, xây dựng cơ chế, chính sách huy động các nguồn lực đầu tư để phục hồi, tu bổ, tôn tạo phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa, nhất là các di tích đã xếp hạng theo luật Di sản văn hóa, trong đó lưu ý: (1) Đối với các di tích là các công trình tiêu biểu đã được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt cần giữ gìn nguyên trạng, không tự ý thay đổi, xây mới, bổ sung công năng hoặc bố trí thành trụ sở làm việc. Việc bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích cần dựa trên tư liệu lịch sử, khoa học và tuân thủ chặt chẽ quy định hiện hành. (2) Đối với các khu lưu niệm, nhà lưu niệm gắn với thân thế, sự nghiệp của các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước và lãnh đạo tiền bối tiêu biểu (theo Kết luận sổ 88-KL/TW, ngày 18/02/2014 của Bộ Chính trị; Hướng dẫn số 07-HD/BTGTW, ngày 24/5/2021 của Ban Tuyên giáo Trung ương) khi tiến hành xây dựng, tu bổ, phục hồi phải báo cáo, xin ý kiến các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trước khi thực hiện.

Đồng thời phải rà soát, kiểm tra hiện trạng các di tích để có kế hoạch trùng tu, tôn tạo, bảo vệ và phát huy giá trị của di tích; triển khai lập hồ sơ xếp hạng, cắm mốc di tích đối với các di tích chưa xếp hạng. Chỉ đạo các ngành, các cấp tăng cường công tác tuyên truyền về các di tích để phục vụ hoạt động du lịch, đồng thời nâng cao hiệu quả công tác giáo dục truyền thống, lịch sử cách mạng cho thế hệ trẻ. Hải Yến

98 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Tin tổng hợp

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 822
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 822
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 86996802